Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong quá trình áp dụng các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI PHẠM, TÁI PHẠM NGUY HIỂM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN

2.4.Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong quá trình áp dụng các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm

định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Không thể phủ nhận một điều rằng việc áp dụng các quy định tái phạm, tái phạm ngu hiểm tại nước ta nói chung và tại Thành phố Đà Nẵng nói riêng vẫn còn tồn tại một

số điểm tồn tại, thiếu sót và chưa thực sự hiệu quả. Những mặt hạn chế này xuât phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của các cơ quan khi tiến hành xét xử các vụ án có dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề tái phạm, tái phạm nguy hiểm trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu sách, bài nghiên cứu và thực tiễn hoạt động xét xử các vụ án có dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm tôi nhận thấy việc áp dụng các quy định về tái phạm tái phạm nguy hiểm còn tồn tại một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, hệ thống các quy định pháp luật về tái phạm, tái phạm nguy hiểm của nước ta còn chưa thực sự hoàn thiện. Cụ thể tại Điều 53, BLHS 2015 chỉ quy định về 02 trường hợp đó là tái phạm, tái phạm nguy hiểm mà không đề cập đến trường hợp “tái phạm đặc biệt nguy hiểm”. Theo quy định về tái phạm nguy hiểm của BLHS 2015 thì trường hợp người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội với lỗi cố ý thì thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm11. Vậy trong trường hợp người phạm tội đã từng bị áp dụng tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội với lỗi cố ý thì có bị áp dụng chế định tái phạm nguy hiểm nữa hay không đang là một câu hỏi được đặt ra đối với quy định về tái phạm nguy hiểm trong BLHS 2015. Bởi vì BLHS 2015 không quy định về việc tái phạm sau khi đã bị áp dụng tái phạm nguy hiểm nên theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo thì khi xét xử Tòa án sẽ không áp dụng tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo nữa, điều này có ảnh hưởng rất lớn tác động đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội mà tính chất hành vi phạm tội của người đó là vô cùng nguy hiểm cho xã hội.

Thứ hai, việc áp dụng tái phạm tái nguy hiểm dựa trên việc xác định đúng các yếu tố nhân thân của người phạm tội. Điều này có nghĩa là để xem xét một người phạm tội có dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay không thì yếu tố quyết định đến việc có áp dụng tái phạm tái phạm nguy hiểm đối với hành vi phạm tội hay không đó là việc xác định chính xác các thông tin về nhân thân của bị cáo. Trong khi đó trong một số trường hợp việc xác định các yếu tố thuộc về mặt nhân thân của người phạm tội còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ các yếu tố nhân thân là các yếu tố thuộc về mặt quá khứ rất khó để xác định chính xác, bên cạnh đó là việc xác định thời hạn xóa án tích đối với trường hợp người phạm tội đã phạm tội rất nhiều lần và có nhiều lần phạm tội khi chưa được xóa án tích còn gặp rất nhiều khó khăn, có thể xảy ra nhiều điều sai sót.

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 34 - 35)