Thực tiễn xét xử tại TAND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 –

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI PHẠM, TÁI PHẠM NGUY HIỂM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN

2.2.Thực tiễn xét xử tại TAND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 –

2017 – 2019

Trong những năm gần đây không thể phủ nhận sự phát triển ngày càng có xu hướng đi lên của đất nước ta. Xã hội ngày càng phát triển đi kèm với đó là sự phát triển về kinh tế, văn hóa, ngoại giao…Nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ mua bán ngày càng được mở rộng không chỉ sang các nước bạn bè mà còn hướng đến hợp tác với các nước có vị trí xa hơn. Chính sự phát triển về mặt kinh tế đã giúp người dân có điều kiện kinh tế hơn giúp cải thiện chất lượng của cuộc sống của bản thân và gia đình hơn. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thì tình hình an ninh trật tự xã hội cũng rất đáng nhận được sự quan tâm. Tình hình an ninh trật tự đang có diễn biến

khá phức tạp hiện nay khi mà số lượng tội phạm có xu hướng gia tăng tại các tỉnh thành với mức độ nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ đối với cả nước nói chung mà tại thành phố Đà Nẵng nói riêng tình hình tội phạm hiện nay ngày càng được tiến hành với mức độ ngày càng tinh vi xảo quyệt, do đó công tác điều tra xét xử của các cơ quan cùng gặp không ít khó khăn. Theo những số liệu thu thâp được trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng về tình hình thụ lí, xét xử các vụ án hình sự trong giai đoạn 2017 - 2019 như sau:

Bảng 2.1. Số liệu vụ án hình sự tại TAND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng giai đoạn 2017 - 2019 Thụ lí Xét xử Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2017 102 162 80 120 2018 120 280 103 156 2019 134 197 125 173

Nguồn: TAND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Theo số liệu từ bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2017 – 2019 tình hình tội phạm diễn ra tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2018 TAND quận Hải Châu thụ lí 120 vụ án hình sự tăng 17,65% so với số vụ án hình sự thụ lí năm 2017 và năm 2019 Tòa án thụ lí 134 vụ án tăng 31,37% so với số vụ án hình sự thụ lí năm 2017. Đặc biệt số lượng tội phạm có xu hướng tăng mạnh vào năm 2018 khi Tòa án thụ lí 120 vụ án hình sự với 280 bị cáo, số lượng bị cáo bị truy cứu TNHS tăng 72,84% so với số bị cáo bị truy cứu TNHS 2017. Có thể thấy sự gia tăng về mặt tội phạm tại địa bàn quận Hải Châu một phần xuất phát từ nguyên nhân do sự phát triển với tốc độ nhanh của thành phố khiên Đà Nẵng trở thành một trong những khu trọng điểm về phát triển du lịch tại đất nước ta. Hoạt động du lịch phát triển, số lượng người cư trú tại thành phố gia tăng trong khi không thể đáp ứng hết nhu cầu về việc làm cho người dân dẫn đến tình trạng tội phạm diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.

Mức độ nguy hiểm của tội phạm được thể hiện ở việc một số người đã từng bị kết án chưa được xóa án tích, không có thái độ ăn năn hối cải mà sau đó còn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Đối với những trường hợp như vậy khi tiến hành Tòa án sẽ xem xét đến tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhằm có những biện pháp mạnh răn đe với các đối tượng này. Theo số liệu thu thập được tôi xin thống kê số lượng vụ

án được xét xử có tính chất tái phạm tái phạm nguy hiểm tại TAND quận Hải Châu giai đoạn 2017 – 2019 như sau:

Bảng 2.2. Thống kê số vụ án hình sự có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm tại TAND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng giai đoạn 2017 - 2019

Năm Tổng số

vụ án Tổng số bịcáo xét xử Số vụ có tìnhtiết tái phạm tái phạm nguy hiểm Số bị cáo bị áp dụng tình tiết tái phạm tái phạm nguy hiểm Tỉ lệ bị cáo bị áp dụng tình tiết tái phạm tái phạm nguy hiểm (%) 2017 80 120 2 2 1,67% 2018 103 156 7 7 4,49% 2019 125 173 11 12 6,94%

Nguồn: TAND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng Từ những số liệu thu thập được tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu có thể thấy các trường hợp người phạm tội đã bị kết án chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục có hành vi phmaj tội chủ yếu thuộc các trường hợp phạm tội về xâm phạm sở hữu, các tội phạm liên quan đến ma túy. Số lượng trường hợp bị áp dụng tái phạm tái phạm nguy hiểm đối với từng nhóm tội phạm giai đoạn 2017-2019 được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.3. Tái phạm tái phạm nguy hiểm thuộc nhóm tội phạm sở hữu giai đoạn 2017 - 2019 Năm Số bị cáo bị áp dụng tái phạm tái phạm nguy hiểm Tổng số trường hợp bị áp dụng TPTPNH thuộc nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu Tỉ lệ 2017 2 1 50% 2018 7 5 71,4% 2019 12 10 83,3%

Từ số liệu được phân tích ở Bảng 2.3 có thể thấy số lượng bị cáo bị áp dụng tình tiết TPTPNG phần lớn phạm tội thuộc nhóm tội phạm sở hữu và số lượng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2017, số bị cáo bị áp dụng tình tiết tái phạm tái phạm nguy hiểm là 2 trường hợp mà trong đó có 1 trường hợp phạm tội thuộc nhó tội phạm sở hữu (chiếm tỉ lệ 50%).

Bảng 2.4. Tái phạm tái phạm nguy hiểm thuộc nhóm tội phạm sở hữu giai đoạn 2017 - 2019

Năm Số bị cáo bị áp dụng tái

phạm tái phạm nguy hiểm Tổng số trường hợp bịáp dụng TPTPNH thuộc nhóm tội phạm về ma túy Tỉ lệ 2017 2 1 50% 2018 7 2 28,6% 2019 12 2 16,7%

Từ những số liệu ở bảng trên có thể thấy số lượng tội phạm có tình tiết tái phạm tái phạm nguy hiểm đang có xu hướng ngày càng gia tăng, thể hiện mức độ nguy hiểm lớn đối với xã hội của hành vi phạm tội. Điều này chứng tỏ sự coi thường pháp luật của các bị cáo đồng thời đòi hỏi các hình phạt của Tòa án cần phải mạnh hơn nhằm răn đe, trừng trị đối với những đối tượng coi thường pháp luật.

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 25 - 28)