biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
trường hợp này15. Do đó tôi cho rằng việc xem xét, nghiên cứu chế định “tái phạm đặc biệt nguy hiểm” vào BLHS hiện nay là vô cùng cần thiết, phù hợp với thực tiễn hiện nay, giúp cho việc tiến hành các hoạt động truy tố xét xử đối với bị cáo được thực hiện một cách khách quan, minh bạch, phản ánh đúng được tính chất của hành vi phạm tội đối với xã hội từ đó đưa ra những mức hình phạt đúng đắn để răn đe, giáo dục mạnh mẽ đối với những đối tượng thuộc các trường hợp phạm tội này.
3.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử tại TANDquận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Từ những phân tích về hoạt động thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn có thể thấy việc áp dụng các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong thực tế còn gặp một số điểm hạn chế nhất định. Nguyên nhân của những hạn chế đó không chỉ xuất phát từ những nguyên nhân khách quan đó là việc các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm chưa thực sự được hoàn thiện mà bên cạnh đó còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan. Do đó để góp phần có thể nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử tại Tòa án tôi xin phép được đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Tòa án cần có công tác mở các lớp tăng cường chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết các vụ án có dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm cho các cán bộ tại cơ quan. Bởi lẽ để giải quyết các vụ án có dấu hiệu tái phạm tái phạm nguy hiểm là những vụ án để kết luận cần chúng ta phải xác định chính xác các yếu tố về nhân thân của người phạm tội, do đó nó đòi hỏi người thực hiện công tác điều tra, tiến hành hoạt động xét xử cần phải có kiến thức pháp lí chắc chắn kết hợp với nghiệp vụ tốt mới có thể làm rõ được các thông tin cần thiết, đánh giá đúng về tính chất của hành vi phạm tội từ đó giúp cho hoạt động truy tố, xét xử được thực hiện đúng và hình phạt được đưa ra là chính xác với hành vi phạm tội.
Thứ hai, chúng ta cần tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong việc giải quyết vụ án có dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Mạc dù mỗi cơ quan đều có một chức nang khác nhau, thực hiện các công việc khác nhau tuy niên mục đích chung đó chính là cung cấp thông tin để Tòa án dựa trên các thông tin đó để tiến hành hoạt động truy tố đối với hành vi phạm tội, nhằm đảm bảo cho việc xét xử được tiến hành một cách minh bạch dựa trên nguyên tắc đúng người đúng tội đúng pháp luật. Đặc biệt là đối với những trường hợp khi áp dụng các quy