Xem tại điểm c, khoản 1, Điều 3, Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 37 - 39)

tái phạm tái phạm nguy hiểm trong BLHS 2015 góp phần rất lớn giúp cho các cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng có thể thống nhất cách áp dụng các quy định về tái phạm tái phạm nguy hiểm, đánh giá đúng tính chất hành vi phạm tội từ đó làm cơ sở để có những hình phạt thích đáng để nghiêm trị răn đe đối với những hành vi dấu hiệu vô cùng nguy hiểm đối với tình hình an ninh trật tự của xã hội.

Thứ ba, từ những nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến tái phạm, tái phạm nguy hiểm và thực tiễn hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019 có thể thấy mặc dù chế định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm đã đưa vào hệ thống quy định pháp luật của nước ta từ rất sớm, điều này đã góp phần rất lớn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử tại Việt Nam. Tuy nhiên từ thực tiễn nghiên cứu về hoạt động xét xử các vụ án có dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm tại TAND Thành phố Đà Nẵng có thể thấy mặc dù TAND quận Hải Châu đã thực hiện khá tốt trong việc áp dụng các quy định liên quan đến tái phạm tái phạm nguy hiểm vào hoạt động xét xử đối với các vụ án có dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp mà kết luận của Tòa án đối với hành vi phạm tội chưa thực sự đúng mà nguyên nhân chính cho việc đó chính là do sự chưa hoàn thiện của các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong BLHS tại nước ta, khiến cho việc áp dụng vào thực tiễn chưa được thực sự thống nhất và đạt hiệu quả.

3.2. Hoàn thiện các quy định của BLHS 2015 về tái phạm và tái phạm nguy hiểm

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với trường hợp phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này được cho là vô cùng quan trọng và mang tính cấp thiết. Xã hội phát triển đi kèm với nó là hiện trạng các hành vi phạm tội có xu hướng ngày càng đa dạng và phức tạp do đó đòi hỏi chúng ta cần có những biện pháp thay đổi sửa đổi các điều luật sao cho linh hoạt nhằm hạn chế tối đa việc bỏ sót bỏ lọt tội phạm chỉ vì thiếu các quy định pháp luật để áp dụng. Hiện nay đối với quy định pháp luật về tái phạm tái phạm nguy hiểm được quy định trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế và cần phải khắc phục như sau:

Thứ nhất, tại khoản 1, Điều 53, BLHS 2015 khi quy định về các trường hợp được xem là tái phạm các nhà làm luật đã sử dụng thuật ngữ “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” là không phù hợp với quy định pháp luật pháp luật. Bởi lẽ, căn cứ theo Điều 9, BLHS 2015 khi quy định về việc phân loại tội phạm đã nêu rõ “Tội phạm đặc biệt

nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn…”14 đồng thời kết hợp với thực tiễn xét xử nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại nước ta có thể thấy phần lớn các hành vi phạm tội thuộc nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gây hậu quả rất vô cùng nghiêm trọng đối với xã hội và những tội phạm này người phạm tội đã biết trước về hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng vẫn tiếp tục thực hiện để cố tình gây ra hậu quả đó thì trong trường hợp này người phạm tội không thể bị coi là vô ý phạm tội được. Tôi cho rằng việc sử dụng thuật ngữ ngữ “tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” tại quy định ở khoản 1, Điều 53, BLHS 2015 là hoàn toàn không phù hợp với nhóm tội phạm này. Do đó tại khoản 1, Điều 53 nên loại bỏ trường hợp phạm tội với lỗi vô ý làm căn cứ để xác định trường hợp tái phạm mà thay vào đó nên sửa đổi khoản 1, Điều 53 thành “Tái phạm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án dù là cố ý hay vô ý, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Thứ hai, tôi cho rằng các nhà làm luật cần xây dựng thêm chế định tái phạm đặc biệt nguy hiểm bên cạnh tái phạm và tái phạm nguy hiểm bởi lẽ từ thực tiễn xét xử các trường hợp có dấu hiệu tái phạm nguy hiểm tại nước ta có thể thấy có nhiều trường hợp người phạm tội đã từng bị kết án rất nhiều lần và đã từng bị áp dụng tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích thì có bị xem xét là tái phạm nguy hiểm hay không đang là vấn đề gây mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội thì hiện nay trong các trường hợp này chưa có quy định pháp luật để điều chỉnh. Do đó hiện nay đang tồn tại 2 quan điểm liên quan đến vấn đề này. Quan điểm thứ nhất đó là nếu như Bộ luật hình sựkhông quy định thì theo nguyên tắc xét xử có lợi cho bị cáo thì Tòa án không áp dụng tái phạm ngu hiểm đối với trường hợp người phạm tội đã bị áp dụng “tái phạm nguy hiểm” chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Tuy nhiên bên cạnh đó tồn tại các quan điểm khác cho rằng trường hợp người phạm tội đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội với lỗi cố ý còn bị coi là thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm huống chi trường hợp người phạm tội đã bị áp dụng tái phạm nguy hiểm mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý thì chúng ta lại cần phải áp dụng tái phạm nguy hiểm ở mức độ cao hơn để nhằm đưa ra hình phạt thích đáng nhằm giáo dục răn đe mạnh mẽ đối vỡi những đối tượng thuộc

Một phần của tài liệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo bộ luật hình sự 2015 và thực tiễn xét xử tại tand quận hải châu, thành phố đà nẵng giai đoạn 2017 2019 (Trang 37 - 39)