BÀI TẬP ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu chuyên đề các nhóm nguyên tố phi kim (Trang 81 - 84)

. 4 Tính chất hóa học

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1. Viết phương trình phản ứng khi cho NO tác dụng với H2, H2S, SO2, O2, Cl2, KMnO4.

Bài 2. Viết phương trình phản ứng khi cho NO2 tác dụng với: Cl2, H2, Cu, CO, SO2, O3, H2O2. Trong mỗi phản ứng NO2 thể hiện tính chất gì?

Bài 3. Hòa tan Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư nhận được dung dịch A. Cho hỗn hợp NO và NO2 đi qua dung dịch A thu được dung dịch B. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 4. Viết cấu tạo các phân tử NO, N2O, NO2, N2O3, N2O4 và N2O5. Nêu rõ dạng hình học của mỗi chất.

Bài 5. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Cu. Cho 18,2 gam X vào 100ml dung dịch Y chứa H2SO4 12M và HNO3 2M, đun nóng tạo ra dung dịch Z và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp T gồm NO và khí D không màu. Hỗn hợp T có tỷ khối so với hidro = 23,5.

Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và lượng mỗi muối trong dung dịch Z

Bài 6. Hòa tan a gam hỗn hợp Cu và Fe (trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng) bằng 50 ml dung dịch HNO3 63% (d = 1,38 g/ml), khuấy đều cho tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A cân nặng 0,75a gam , dung dịch B và 6,104 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan?

Bài 7. Hòa tan 17,4 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Cu, Fe trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 8,96 lít khí(đktc). Nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư rồi lọc chất rắn tạo ra hòa tan bằng HNO3 thì thoát ra 26,88 lít khí (đktc) có tỷ khối so với oxi = 1,27. Viết các phương trình phản ứng và tính thành phần hỗn hợp ban đầu.

Bài 8. Trộn CuO với một oxit kim loại đơn hóa trị II theo tỷ lệ mol 1:2 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 3,6 gam A nung nóng thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất(đktc) và dung dịch chỉ chứa nitat kimloại. Xđ kim loại hóa trị II nói trên và tính V.

Bài 9. X,Y là kim loại đơn hóa trị II và III . Hòa tan hết 14,0 gam hỗn hợp X,Y bằng axit HNO3 thoát ra 14,784 lít (27,30C và 1,1atm) hỗn hợp 2 khí oxit có màu nâu và có

tỷ khối so với He = 9,56 , dung dịch nhận được chỉ chứa nitrat kim loại. Cùng lượng hỗn hợp 2 kim loại trên cho tác dụng với axit HCl dư thì cũng thoát ra 14,784 lít khí (27,30C và 1atm) và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan.

Xác định X, Y và tính % lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Bài 10. Cho 21,52 gam hỗn hợp A gồm kim loại X đơn hóa trị II và muối nitrat của nó vào bình kín dung tích không đổi 3 lít (không chứa không khí) rồi nung bình đến nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được là oxit kim loại. Sau phản ứng đưa bình về 54,60C thì áp suất trong bình là P. Chia đôi chất rắn trong bình sau phản ứng: phần 1 phản ứng vừa đủ với 667ml dung dịch HNO3 nồng độ 0,38M thoát ra khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa nitrat kim loại. Phần 2 phản ứng vừa hết với 300ml dung dịch H2SO4 loãng 0,2M thu được dung dịch B.

a) Xác định kim loại X và tính % lượng mỗi chất trong A. b) Tính P.

Bài 11. Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 2,688 lít hidro (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được 0,03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử S+6.

a) Xác định sản phẩm duy nhất nói trên.

b) Nếu hòa tan hoàn toàn cũng lượng hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 10,5% (d =1,2 g/ml) thì thu được 0,03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử N+5. Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 đã dùng.

Bài 12. Một miếng Mg bị oxihóa một phần được chia làm 2 phần bằngnhau:

- Phần 1 cho hòa tan hết trong dung dịch HCl thì thoát ra 3,136 lít khí. Cô cạn dung dịch thu được 14,25 gam chất rắn A.

- Phần 2 cho hòa tan hết trong dung dịch HNO3 thì thoát ra 0,448 lít khí X nguyên chất. Cô cạn dung dịch thu được 23 gam chất rắn B.

a) Tính % số mol Mg đã bị oxihóa.(các thể tích khí đều đo ở đktc) b) Xác định khí X.

Bài 13. Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiép từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho dến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dd A. Lấy

1/2 dd A, cho dd NaOH cho đến dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6g.

1-Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.

2-Tính nồng độ các ion (trừ ion H+-, OH-) trong dung dịch A.

Bài 14. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp (B) gồm 2 khí X và Y có tỷ khối đối với H2 là 22,8 và còn dung dịch (A) có pH < 3.

a)Tính tỷ lệ số mol các muối Fe2+ trong hỗn hợp ban đầu.

b)Làm lạnh hỗn hợp khí (B) xuống nhiệt độ thấp hơn được hỗn hợp (B′) gồm 3 khí X,Y,Z có tỷ khối so với H2 bằng 28,5. Tính phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí (B′).

c) Ở -11oC hỗn hợp (B′) chuyển sang (B″) gồm 2 khí. Tính tỷ khối của (B″) so với H2.

Bài 15. Cho từ từ khí CO qua ống chứa 6,4gam CuO đun nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn bằng 150ml dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,1M thấy tách ra 1,0 gam kết tủa trắng, đun sôi phần nước lọc lại thấy có vẩn đục. Chất rắn còn lại trong ống được cho vào 500ml dung dịch HNO3 0,32M thoát ra V1 lít khí NO2 nếu thêm 760ml dung dịch HCl 1,333M vào dung dịch sau phản ứng thì lại thoát ra thêm V2 lít khí NO nữa. Nếu tiếp tục thêm 24 gam Mg thì thấy thoát ra V3 lít khí hỗn hợp khí N2 và H2, lọc dung dịch cuối cùng thu được chất rắn X.

a/ Viết phương trình phản ứng và tính V1,V2,V3(đktc). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Tính thành phần X( giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

Bài 16.

1) Bằng phương pháp nhiễu xạ tia X khảo sát cấu trúc tinh thể NH4Cl người ta đã ghi nhận được kết quả sau:

Ở 200C phân tử NH4Cl kết tinh dưới dạng lập phương với hằng số mạng a = 3,88 A0 và khối lượng riêng d = 1,5 g/cm3.

Ở 2500C phân tử NH4Cl kết tinh dưới dạng lập phương với hằng số mạng a = 6,53 A0 và khối lượng riêng d = 1,3 g/cm3.

Từ các dữ kiện trên hãy cho biết:

a) Kiểu tinh thể lập phương hình thành ở 200C và 2500C.

Bài 17.

1.Các nguyên tử C, N, O có thể sắp xếp theo ba thứ tự khác nhau để tạo ra ba anion CNO-, CON- và NCO-

a. Viết công thức Lewis cho các cách sắp xếp nguyên tử như trên. b. Với cách sắp xếp trên hãy:

- Tìm điện tích hình thức của mỗi nguyên tử. - Sắp xếp độ bền của ba anion trên. Giải thích?

2. So sánh và giải thích bán kính của các nguyên tử và ion sau: Cs+, As, F, Al, I-, N

Một phần của tài liệu chuyên đề các nhóm nguyên tố phi kim (Trang 81 - 84)