Sắp xếp theo thứ tự tăng dần (có giải thích) góc liên kết OSX trong các phân tử sau: SOF2; SOCl2; SOBr2.

Một phần của tài liệu chuyên đề các nhóm nguyên tố phi kim (Trang 56 - 60)

IV. HIDRO HALOGENUA 1 Cấu tạo phân tử

b. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần (có giải thích) góc liên kết OSX trong các phân tử sau: SOF2; SOCl2; SOBr2.

SOF2; SOCl2; SOBr2.

Câu 6.

1. Cho Cl2 vào dung dịch KOH loãng , sau đó đun nóng dung dịch dần lên tới 7000C. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình trên. Ở 7000C thu được chất gì?

2. Trong phòng thí nghiệm nguời ta thuờng điều chế khí Cl2 bằng cách nào ? Nêu cụ thể điều kiện điều chế và giải thích tại sao phải làm nhu vậy?

Câu 7.

1. Trong phòng thí nghiệm thu khí Cl2 bằng cách nào? Nếu phải thu khí Cl2 bằng cách dời chỗ nước thì phải làm như thế nào? Giải thích?

2. Điều chế Cl2 trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân muối ăn, do điều kiện không đảm bảo ngoài Cl2 thu được còn tạo thành một lượng ClO2 và một số chất khác. Hãy lập các phương trình hoá học giải thích sự tạo thành các chất trên. So sánh các phản ứng và các sản phẩm khi cho mỗi chất Cl2 và ClO2 tác dụng với H2O, với dung dịch NaOH.

Câu 8.

1. Chứng minh tính oxi hoá giảm dần từ F2 đến I2. 2. Nêu cách điều chế flo F2?

Câu 9. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có) của khí clo, tinh thể iot tác dụng với :

a. Dung dịch NaOH ( ở nhiệt độ thường , khi đun nóng ) b. Dung dịch NH3 .

Câu 10.

a) Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF , HCl , HBr , HI ? Nếu có chất không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích tại sao?

Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) để minh hoạ.

b) Trong dãy oxiaxit của clo, axit hipoclorơ là quan trọng nhất. axit hipoclorơ có các tính chất: a) Tính axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic; b) Có tính oxi hoá mãnh liệt; c) Rất dễ bị phân tích khi có ánh sáng mặt trời, khi đun nóng. Hãy viết các phương trình phản ứng để minh hoạ các tính chất đó.

Câu 11.

Một hợp chất gồm 2 nguyên tố halôgen có công thức XYn. Cho 5,2 gam hợp chất trên tác dụng với khí SO2 dư trong nước theo sơ đồ phản ứng sau:

XYn+ H2O + SO2 → HX + HY + H2SO4

Dung dịch thu được cho phản ứng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thì thu được 10,5 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa 2 muối bạc.

- Viết các phương trình phản ứng xảy ra. - Đề nghị công thức phân tử của hợp chất đầu.

Biết rằng sai số trong thực nghiệm khoảng 1%.

Câu 12.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau: 1. Ozon oxi hóa I- trong môi trường trung tính

2. Sục khí CO2 qua nước Javel 3. Cho nước Clo qua dung dịch KI

4. Sục khí Flo qua dung dịch NaOH loãng lạnh 5. Sục Clo đến dư vào dung dịch FeI2

Câu 13.

Hợp chất A chứa S, O và halogen. Trong mỗi phân tử A chỉ có 1 nguyên tử S. Thuỷ phân hoàn toàn A được dd B. Người ta sử dụng những thuốc thử cho dưới đây để nhận biết những ion nào có trong B?

Thuốc thử Hiện tượng

a. AgNO3 + HNO3 Có kết tủa vàng nhạt

b. Ba(NO3)2 Không có kết tủa

c. NH3 + Ca(NO3)2 Không hiện tượng

e. Cu(NO3)2 Không có kết tủa Qua đó có thể đưa ra công thức phù hợp của A là gì?

Để xác định chính xác người ta lấy 7,19g A hòa tan vào nước thành 250ml dung dịch. Lấy 25 ml dd thêm một it HNO3 và AgNO3 dư thu được 1,452g kết tủa khô sạch. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo A?

Câu 14.

1. Hãy hoàn thành các PTPƯ điều chế clo trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ chuyển hoá sau: (1) ... + ... → KCl + ... + Cl2 (2) ... + ... → PbCl2 + ... + Cl2 (3) ... + ... →t0 ... + ... + Cl2 (4) ... + ... → ... + ... + ... + Cl2 (5) ... + ... →0 t ... + ... + ... + Cl2 (6) ... + ... + ... →t0 ... + MnSO4 + ... + ... + Cl2

2. Chất rắn A là kim loại hoặc là một trong các chất MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2. Khi hoà tan 15 gam A vào dd HCl thì tạo ra 8,4 lít đơn chất khí B bay ra (đktc). Hãy chứng minh rằng B không thể là Cl2 .

Câu 15.

Để xác định hàm lượng oxi tan trong nước người ta lấy 100,00 ml nước rồi cho ngay MnSO4(dư) và NaOH vào nước . Sau khi lắc kĩ (không cho tiếp xúc với không khí) Mn(OH)2 bị oxi oxi hoá thành MnO(OH)2 . Thêm axit (dư) , khi ấy MnO(OH)2 bị Mn2+ khử thành Mn3+. Cho KI ( dư ) vào hỗn hợp , Mn3+ oxi hoá I- thành I3-. Chuẩn độ I3- hết 10,50 ml Na2S2O3 9,800.10-3 M.

a. Viết các phương trình ion của các phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm . b. Tính hàm lượng ( mmol / l ) của oxi tan trong nước .

Câu 16.

X là muối có công thức NaIOx. Hoà tan X vào nước thu được dung dịch A. Cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch A, thấy dung dịch xuất hiện màu nâu, tiếp tục sục SO2 vào thì mất màu nâu và thu được dung dịch B.Thêm một ít dung dịch HNO3 vào dung dịch B và sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.Thêm dung dịch H2SO4 loãng và KI vào dung dịch A, thấy xuất hiện dung dịch màu nâu và màu nâu mất đi khi thêm dung dịch Na2S2O3 vào.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.

b. Để xác định chính xác công thức của muối X người ta hoà tan 0,100g X vào nước, thêm lượng dư KI và vài mililít dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch có màu nâu. Chuẩn độ I2 sinh ra bằng dung dịch Na2S2O3 0,1M với chất chỉ thị màu là hồ tinh bột cho tới khi mất màu, thấy tốn hết 37,4ml dd Na2S2O3. Tìm công thức X.

Câu 17.

Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml dung dịch vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, tạo ra dung dịch chỉ chứa một chất tan.

Cô cạn dung dịch, thu được 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.

a. Tìm nồng độ CM của dung dịch X, nồng độ C% của dung dịch Y và công thức của Z.

b. Cho 16,4 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 840 ml dung dịch X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,1 gam chất rắn Y1. Tìm thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X1.

Câu 18.

Muối KClO4 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KClO3. Thực tế khi điện phân ở một điện cực, ngoài nửa phản ứng tạo ra sản phẩm chính là KClO4 còn đồng thời xẩy ra nửa phản ứng phụ tạo thành một khí không màu. Ở điện cực thứ hai chỉ xẩy ra nửa phản ứng tạo ra một khí duy nhất. Hiệu suất tạo thành sản phẩm chính chỉ đạt 60%.

1. Viết ký hiệu của tế bào điện phân và các nửa phản ứng ở anot và catot.

2. Tính điện lượng tiêu thụ và thể tích khí thoát ra ở điện cực (đo ở 250C và 1atm) khi điều chế được 332,52g KClO4.

Câu 19.

a. Làm thế nào có thể tách riêng được HClO ra khỏi hỗn hợp với HCl? b. Từ KCl làm thế nào điều chế được KClO3?

c. Làm thế nào để tách được từng chất ra khỏi hỗn hợp từ KClO3 và NaClO3 .

Câu 20. Clo, brom, iot có thể kết hợp với flo tạo thành các hợp chất dạng XFm. Thực nghiệm cho thấy rằng m có 3 giá trị khác nhau nếu X là Cl hoặc Br, m có 4 giá trị khác nhau nếu X là I.

a) Hãy viết công thức các hợp chất dạng XFm của mỗi nguyên tố Cl, Br, I.

b) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố, hãy giải thích sự hình thành các hợp chất trên.

Một phần của tài liệu chuyên đề các nhóm nguyên tố phi kim (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w