Các phương án khai thác

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 92 - 95)

Để xác định lượng cung cấp cho các tầng chứa nước chúng tôi thiết kế 2 phương án khai thác:

- Phương án I là phương án khai thác với lưu lượng và sơ đồ như thực tế hiện nay. Mục đích của phương án này là kiểm chứng sự tính hợp lý của sơ đồ khai thác như hiện tại, đồng thời xác định lượng cung cấp khi khai thác với sơ đồ này. Nội dung khi chạy mô hình theo phương án I là dự báo sự biến đổi mực nước và quá trình xâm nhâp mặn theo thời gian tại tầng chứa nước, tính toán cân

92

bằng nước và xác định các nguồn cung cấp cho các tầng chứa nước, nguồn hình thành trữ lượng khai thác.

- Phương án II là phương án khai thác có lưu lượng khai thác tăng dần theo thời gian tương ứng với nhu cầu sử dụng nước. Các bãi giếng khai thác hiện tại được mở rộng và nâng công suất tương ứng với nhu cầu sử dụng nước, ngoài ra các điểm khai thác lẻ bằng các giếng công nghiệp và số lượng các giếng UNICEF cũng được tính toán phù hợp với nhu cầu sử dụng nước tại các thời điểm trong tương lai. Mục đích của phương án này nhằm đánh giá khả năng tăng lưu lượng khai thác nước ngầm của vùng nghiên cứu trong tương lai để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nội dung tiến hành chạy mô hình theo phương án II cũng tương tự như các nội dung nhưđã trình bày trong phương án I là dự báo biển đổi mực nước, xâm nhập mặn và tính toán cân bằng nước xác định lượng cung cấp cho các tầng chứa nước. Cụ thể về sơ đồ, tổng lưu lượng khai thác theo các phương án được trình bày chi tiết trong các phần dưới đây.

+ Phương án I

Trong phương án này chúng tôi tiến hành chạy mô hình dự báo hạ thấp mực nước, xâm nhập mặn và xác định lượng cung cấp với hiện trạng khai thác nước như hiện tại, thời điểm dự báo là năm 2010 và 2020. Hiện trạng khai thác nước dưới đất được chỉ ra trong bảng dưới đây:

Bảng 3.6. Hiện trạng khai thác nước theo phương án I

Cấp nước đô thị

Cấp nước từ các lỗ

khoan khai thác đơn lẻ

Cấp nước nông thôn

Tỉnh Lưu lượng (m3/ng) Công trình /số giếng Lưu lượng (m3/ng) Công trình /số giếng Lưu lượng (m3/ng) Số giếng /số xã Tổng (m3/ng) An Giang 10,020 7/8 37,425 29/30 30,437 7,133/99 77,882 Kiên Giang 9,810 3/8 68,158 41/72 75,494 71,500/36 153,462 Cần Thơ 0 0/0 46,301 55/70 47,295 31,216/35 93,596 Hậu Giang 0 0/0 82,142 60/102 47,698 31,792/33 129,840 Sóc Trăng 26,700 5/16 0 0/0 57,598 45,934/40 84,298 Bạc Liêu 17,650 7/9 70,623 54/60 89,932 92,126/41 178,205 Cà Mau 41,800 2/41 41,323 21/25 91,591 94,496/46 174,714 Tổng 105,980 24/82 345,972 260/359 440,048 374,197/330 892,000

Khi đưa số liệu khai thác vào mô hình số chúng tôi thực hiện như sau: - Các giếng khoan trong hệ thống cấp nước đô thị, cấp nước đơn lẻ được đưa trực tiếp vào mô hình. Các số liệu gồm toạ độ, lưu lượng khai thác từng

93

giếng khoan, tầng chứa nước khai thác, chiều sâu đoạn đặt ống lọc, thời gian khai thác.

- Các giếng UNICEF trong 1 xã được gộp chung thành 1 giếng khai thác tập trung đặt tại trung tâm xã, lưu lượng giếng tập trung bằng tổng lưu lượng các giếng UNICEF. Tại những xã có số lượng giếng khoan lớn, tổng lưu lượng khai thác lớn hơn khả năng khai thác thực tế trong vùng thì được tách thành 2 hoặc 3 giếng khai thác. Các số liệu đầu vào gồm toạđộ, lưu lượng khai thác từng giếng khoan, tầng chứa nước khai thác, chiều sâu đoạn đặt ống lọc, thời gian khai thác. Sơđồ khai thác theo phương án I được trình bày trong hình 3.43 dưới đây.

Hình 3.43. Sơ đồ công trình khai thác theo phương án I

+ Phương án II

Phương án II chúng tôi chạy mô hình với hiện trạng khai thác nước dưới đất tăng theo kết quả dự báo nhu cầu sử dụng nước đến năm 2010 và 2020. Lưu lượng khai thác nước dưới đất được chỉ ra trong bảng 3.7.

Trên mô hình, hiện trạng khai thác được mô phỏng thành các lỗ khoan khai thác nước tập trung như chỉ ra trong phương án I. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan được bổ sung trên cơ sở sơ đồ các lỗ khoan khai thác hiện tại. Lưu lượng các giếng khoan tăng dần theo các bước thời gian tương ứng với các thời điểm năm 2010 và 2020. Sơ đồ các giếng khai thác nước được trình bày trong hình 3.44 dưới đây.

94

Bảng 3.7. Lưu lượng khai thác nước dưới đất theo phương án II

Tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất (m3/ng) Tên tỉnh 2005 2010 2020 An Giang 77,882 155,187 168,926 Kiên Giang 153,462 213,981 225,868 Cần Thơ 93,596 198,880 215,260 Hậu Giang 100,840 108,979 111,904 Sóc Trăng 113,298 205,602 223,611 Bạc Liêu 158,205 161,958 173,878 Cà Mau 194,714 289,205 308,348 Tổng 892,000 1,333,792 1,427,795

Hình 3.44. Sơđồ công trình khai thác theo phương án II

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 92 - 95)