Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đa nguồn gốc Holocen (qh)

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 46 - 54)

(qh)

Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích holocen lộ ra trên mặt và bao phủ hầu hết diện tích khu vực nghiên cứu với diện tích phân bố khoảng 23.880 km2. Thành phần của phức hệđược cấu tạo bởi các trầm tích sau:

- Trầm tích holocen sớm (qh1-2) phát triển rộng rãi trên diện tích đồng bằng phía Tây sông Hậu. Thành phần thạch học gồm : bột sét xen các ổ cát mịn và mùn thực vật. Đường đẳng cấp hạt > 0,1 mm phân bố khoảng 15 – 25 % ở Hậu Giang, Minh Hải, tứ giác Long Xuyên (gồm Kiên Giang, An Giang).

- Các trầm tích Holocen trung – thượng nguồn gốc biển, phù sa ven bờ (qh2-3) gồm bột, sét, cát mịn và cát hạt trung nổi cáo tạo thành các giồng cát (dấu vết của bờ biển cổ).

- Các trầm tích Holocen muộn (qh3) tích tụ trong thung lũng sông, bề mặt địa hình trũng, phát triển đến ngày nay gồm : bột pha sét, cát mịn.

Trên mặt cắt địa chất, các thành tạo trầm tích (qh1-2) chiếm ưu thế và tỉ lệ hạt mịn là chủ yếu, do đó ảnh hưởng đến mức độ chứa nước.

Chiều dày các trầm tích Holocen có xu hướng tăng dần từ Tây sang Đông và Bắc xuống Nam. Phần ven rìa chiều dày trầm tích khoảng 2 – 5 m, chiều dày khoảng 20 – 25 m vùng phía Tây Nam sông Hậu. Phần giữa sông Tiền và sông Hậu có chiều dày khoảng 48 m. Tại LK 209 – phà Cần Thơ chiều dày trầm tích Holocen đạt tới 76 m.

Mực nước của tầng nằm ở độ sâu 0,5 – 3 m. Lưu lượng các giếng thường từ 0,1 đến 2 l/s, tỉ lưu lượng nhỏ, thường từ 0,05 – 0,1 l/sm. Nhìn chung tầng chứa nước thuộc loại nghèo nước.

Hiện nay chưa có nhiều công trình hút nước thí nghiệm để xác định các thông số ĐCTV cho tầng chứa nước này. Một số kết quả hút nước thí nghiệm trong Đề án xây dựng mạng lưới quan trắc Quốc gia vùng đồng bằng Nam Bộ cho thấy hệ số thấm biến đổi trong khoảng 0,15 – 1 m/ng, hệ số nhả nước trọng lực khoảng 0,01 – 0,1.

Về chất lượng nước, phức hệ chứa nước Holocen hầu hết bị mặn với độ tổng khoáng hóa biến đổi khá mạnh từ 1g/l đến trên 10 g/l. Phần lớn diện tích vùng phía Tây sông Hậu có độ tổng khoáng hóa phổ biến từ 1 – 3 g/l, đặc biệt

46

phần từ phía Nam Kiên Giang, toàn bộ diện tích tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu nước dưới đất trong tầng phức hệ chứa nước qh đều có độ tổng khoáng hóa lớn hơn 10 g/l. Loại hình hóa học chủ yếu của nước là clorua – natri, đôi chỗ có gặp nước có loại hình bicacbonat – natri ,can xi. Nước nhạt chỉ tồn tại trong diện tích nhỏ phân bố dọc sông Hậu từ Tân Châu (An Giang) đến Ô Môn (Cần Thơ).

Về động thái, nước dưới đất trong tầng chủ yếu chịu sự chi phối của hệ thống các sông và mạng lưới kênh rạch dày đặc phân bố trên toàn vùng. Dao động mực nước của tầng chứa nước có chu kỳ tương tự như chu kỳ dao động mực nước trên các sông suối, chu kỳ dao động hằng năm biến đổi từ 0,39 – 1,29 m. Các tỉnh phía Tây sông Hậu là vùng có tổng lượng mưa hàng năm tương đối lớn (khoảng 2000 mm/năm), tuy vậy do mạng lưới hệ thống sông, kênh rạch lại rất dày đặc và đều cắt trực tiếp vào tầng chứa nước này. Sông Tiền và sông Hậu cắt qua tầng chứa nước này và có thể cắt sâu vào các tầng chứa nước nằm dưới, sâu hơn. Về mùa lũ, bề mặt vùng nghiên cứu thường bị ngập lũ nên tầng chứa nước holocen không nhận được lượng cung cấp trực tiếp từ nước mưa mà nước mưa thường chảy ra hệ thống các sông, kênh rạch và thấm vào cung cấp cho các tầng chứa nước.

Tóm lại tầng chứa nước Holocen là tầng nghèo nước, chiều dày nhỏ, nước bị nhiễm mặn và không có ý nghĩa cho việc cung cấp nước. Động thái của tầng chứa nước phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố thủy văn, hải văn. Nguồn cấp chủ yếu cho tầng chứa nước là từ hệ thống mạng lưới các sông, kênh rạch.

2.2.2.Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen giữa - muộn (qp2-3)

Tầng chứa nước này phân bố rộng rãi, không lộ ra trong vùng nghiên cứu mà bị các trầm tích Holocen phủ lên. Chiều sâu mái tầng chứa nước thay đổi từ 20 - 40 m ở vùng ven rìa phía Tây vùng nghiên cứu (Kiên Giang, An Giang) đến 50 - 60 m ở trung tâm (Hậu Giang, Sóc Trăng). Tầng chứa nước pleistocen giữa - muộn được cấu tạo bởi các trầm tích Pleistocen muộn hệ tầng Củ Chi (qp2) gồm cát, cuội sỏi lẫn nhiều sét cao lanh, tương đương hệ tầng Mộc Hoá ở Trung Nam Bộ và hệ tầng Long Mỹ ở Tây Nam sông Hậu. Các trầm tích Pleistocen giữa - muộn (qp2-3) bao gồm hệ tầng Long Toàn ở vùng trũng sâu trung tâm, hệ tầng Rạch Giá ở Tây Nam Bộ, hệ tầng ThuỷĐông ở phía Bắc sông Tiền.

Chiều sâu mái tầng chứa nước từ 5 - 20 m ở phần rìa phía Tây vùng nghiên cứu Tri Tôn, Hà Tiên, Rạch Giá - Kiên Giang, Châu Đốc - An Giang. Khu vực phía Đông Bắc, giáp với sông Hậu (Long Xuyên - An Giang, Cần Thơ,

47

Sóc Trăng, Bạc Liêu) tầng chứa nước phân bố ở độ sâu 40 - 60m. Tại Cà Mau tầng chứa nước phân bốởđộ sâu 60 - 80m.

Chiều dày tầng chứa nước từ 10-120 m và phân bố không đều. Khu vực trung tâm dày 100 - 120 m (Long Xuyên, Cần Thơ, Long Mỹ), phần rìa ở Châu Đốc, Hà Tiên chiều dày tầng chứa nước 10 - 20 m. Tại Bạc Liêu, Sóc Trăng chiều dày tầng chứa nước từ 20 - 40m. Tại Cà Mau tầng chứa nước có chiều dày 10 - 20m.

Hình 2.1. Mặt cắt ĐCTV tuyến Cà Mau – Kiên Giang – An Giang

Các trầm tích qp2-3 bị phủ, phân bố trên diện tích rộng, bề dày tầng chứa nước 28 - 43 m, mực nước tĩnh từ 3,7 - 7,5 m. Thí nghiệm qua 2 lỗ khoan 203 và 204 (tại An Giang) cho tỉ lưu lượng từ 0,3 - 0,54 l/sm. Các lỗ khoan khai thác trên trục đường từ Long Xuyên đến Tri Tôn sâu đến 90m, nước có chất lượng xấu, bị mặn. Tổng độ khoáng hoá từ 1,18 đến 3,11 g/l.

- Tại vùng Gò Quao - Sóc Trăng các trầm tích Pleistocen giữa muộn (qp2- 3) phân bốở độ sâu từ 20 m ở Rạch Giá, nghiêng thoải dần về phía Đông và phía Nam đến 40 và 45 m ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Bề dày tầng chứa nước từ 30 đến 60m ở Rạch Giá, 100 đến 120 m ở Tân Hiệp - Ô Môn đến 84 và 87 m ở Bạc Liêu, Sóc Trăng. Các điểm nghiên cứu gồm lỗ khoan của phương án tìm kiếm nước vùng Rạch Giá, phương án Sóc Trăng, các phương án lập bản đồ và nhiều công trình khai thác nước của địa phương.

48

Tỷ lưu lượng các lỗ khoan từ 0,198 đến 4,239 l/sm, thường gặp lớn hơn 0,5 l/s.m chiếm tỷ lệ 80 %. Tầng chứa nước phong phú, mực nước tĩnh từ 0,2 đến 1,55 m, thường gặp từ 0,2 đến 0,9 m (chiếm 84%).

Trong vùng chủ yếu nước nhạt, độ tổng khoáng hoá nhỏ hơn 1 g/l (chiếm 79%). Nước có độ tổng khoáng hoá 1-1,5 g/l gặp ở một số điểm tạo thành các thấu kính nhiễm mặn hẹp.

Nước trong tầng chứa nước qp2-3đang được khai thác và sử dụng phổ biến trong vùng. Khai thác với quy mô công nghiệp được tiến hành ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Các nhà máy nước có quy mô từ 5000 đến 35000 m3/ng. Ngoài ra hiện nay ở các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng còn được khai thác bằng các giếng khoan đường kính nhỏ phục vụ cấp nước quy mô gia đình.

- Tại khu vực Cà Mau - Năm Căn chiều sâu mái tầng chứa nước từ 40 - 100m và có xu hướng nghiêng dần về phía Tây Nam. Trầm tích chứa nước hạt mịn chiếm ưu thế. Bề dày tầng chứa nước từ 52,9 m ở Gia Rai đến 32 m ở Cà Mau và 18 m ở Năm Căn.

Các lỗ khoan thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước khá phong phú. Mực nước tĩnh khu vực Cà Mau và phía Bắc từ 1 - 3,5 m. Diện tích còn lại về phía Tây và Nam, mực nước cao hơn mặt đất từ 0,1 - 0,5 m. Điểm khảo sát phần lớn là các lỗ khoan khai thác của chương trình cấp nước nông thôn, đường kính lỗ khoan nhỏ, bơm thủ công, bịt kín. Chưa có nhiều các lỗ khoan điều tra nên các thông sốđịa chất thuỷ văn chưa được nghiên cứu chi tiết.

Tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen giữa – trên là đối tượng khai thác nước chính trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên được nghiên cứu khá chi tiết. Trên toàn vùng có 57 công trình bơm hút nước thí nghiệm xác định các thông sốĐCTV. Các kết quả chỉnh lý tài liệu hút nước thí nghiệm cho thấy hệ số thấm của tầng biến đổi từ 3,8 đến 85 m/ng. Hệ số nhả nước biến đổi từ 0,00013 đến 0,0217.

Về chất lượng nước, phần lớn diện tích tầng chứa nước là chứa nước nhạt. Nước mặn có độ tổng khoáng hóa lớn hơn 1g/l chỉ phân bố tại các khoảnh nhó. Khoảnh thứ nhất phân bố ở trên các huyện Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Năm Căn (Cà Mau), một phần nhỏ diện tích huyện Thới Bình và thành phố Cà Mau. Khoảnh 2 có diện tích khoảng 500 km2 phân bố tại các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Huỳnh Hữu Nghĩa (Sóc Trăng). Khoảnh 3 là khoảng lớn nhất bao trùm phần lớn diện tích tỉnh Kiên Giang và An Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

Tầng chứa nước được khai thác, sử dụng rộng rãi đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho vùng quanh năm ngập mặn này. Các hợp chất nhiễm bẩn NO3- gặp khá phổ biến trong các mẫu phân tích, 65% mẫu có hàm lượng vượt quá chỉ tiêu cho phép. Hàm lượng NO2- gặp từ vết đến 0,65 mg/l (chiếm 12%).

Miền cung cấp của tầng chứa nước chủ yếu là từ sông Hậu và thấm xuyên từ tầng chứa nước nằm trên qua hệ thống các kênh rạch cắt sâu vào tầng chứa nước. Theo chuyên khảo nước dưới đất đồng bằng Nam Bộ đã chỉ ra sông Hậu cắt sâu vào tầng chứa nước Holocen và Pleistocen và cung cấp nước cho các tầng chứa nước này. Biên độ dao động mực nước giữa mùa mưa và mùa khô tầng chứa nước pleistocen giữa - trên là 0,7 - 0,9 m.

Miền thoát của tầng chứa nước là tại Vịnh Rạch Giá, nước có hướng vận động theo hướng Tây - Tây Nam. Mực nước quan trắc được ở Cà Mau là từ 18 - 20 m về mùa khô và từ 12 - 13 m về mùa mưa. Sự hạ thấp mực nước này là do khai thác nước dưới đất tại Cà Mau có lưu lượng khai thác ngày càng tăng.

Vềđộng thái, tại Kiên Giang mực nước dưới đất của tầng chứa nước chịu ảnh hưởng của dao động triều. Động thái NDĐ vùng này bị chi phối chủ yếu bởi chếđộ bán nhật triều nên mực nước hầu hết đều có chu kỳ dao động nửa ngày. Độ cao mực nước tháng 10 trung bình là -0,36 m, tháng 4 là -0,48m. Tại vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang và một phần các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, động thái mực nước chịu sựảnh hưởng của việc khai thác mạnh mẽ. Đây là khu vực nước áp lực bị chi phối bởi chếđộ triều của biển Đông và biển Tây. Mực nước trong ngày dao động có hai điểm cực tiểu và hai điểm cực đại. Do ảnh hưởng của việc khai thác NDĐ mạnh nên mực nước có xu hướng giảm rõ rệt theo thời gian với tốc độ hạ thấp trong khu động thái trung bình từ 0,30m/năm trở lên. Tại công trình quan trắc Q403020 tốc độ hạ thấp mực nước là 0,32 m/năm, tại Q177020 là 0,72 m/năm, còn độ cao mực nước tháng 10 năm 2004 tại hai công trình này là -0, 87m và -11,25m, nhưng vào tháng 4 năm 2005 là -1, 65m và -12,34m. Biên độ dao động mực nước lớn nhất thời kỳ 1995-2004 biến đổi từ 0,84m đến 2,17m.

2.2.3.Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen sớm (qp1)

Các trầm tích pleistocen sớm chỉ lộ ra thành các dải hẹp ở miền Đông Nam Bộ trên các thềm bậc III. Tại vùng nghiên cứu tầng chứa nước này bị phủ bởi tầng chứa nước Pleistocen giữa – muộn (qp2-3).

Tầng chứa nước phân bố ở độ sâu từ 50 đến 150 m và có xu hướng chìm sâu dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam vùng nghiên cứu. Tại Hà Tiên, Châu Đốc,

50

Tri Tôn thuộc Kiên Giang, An Giang tầng chứa nước phân bố ở độ sâu 40 – 50m, từ 80 – 100 m ở Rạch Giá, Long Xuyên, Tân Thạnh, Bến Lức.

Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 20 – 100m. Tại Hà Tiên, Châu Đốc tầng chứa nước có chiều dày 20 – 40 m và có xu hướng tăng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chiều dày tầng chứa nước dày nhất là tại Cà Mau, Bạc Liêu Sóc Trăng chiều dày từ 80 – 100 m.

Thành phần trầm tích cấu tạo lên tầng chứa nước có nguồn gốc sông là chủ yếu, thành phần thạch học gồm cát, cuội, sỏi rời rạc (ở vùng lộ – miền Đông có lần sét caolin). Riêng ở mũi Cà Mau trầm tích có nguồn gốc biển ven bờ, thành phần hạt mịn chiếm ưu thế.

Các lỗ khoan ở Rạch Giá, Long Mỹ, Sóc Trăng được thí nghiệm cho thấy tỷ lưu lượng > 0,5 l/sm chiếm khoảng 53%. Các lỗ khoan có mức độ giàu nước kém nhưở Go Quao, Cái Tắc, Kế Sách tỷ lưu lượng từ 0,1 – 0,2 l/sm. ở bán đảo Cà Mau các lỗ khoan ở Cái Nước, Giá Rai và Sông Ông Đốc có tỷ lưu lượng đạt 0,33 đến 1,22 l/sm.

Hình 2.2. Mặt cắt ĐCTV tuyến Kiên Giang – Cà Mau – Sóc Trăng

Mực nước tĩnh cùa tầng chứa nước thay đổi từ 0 – 1 m (chiếm 75%), ở thị xã Cà Mau và lân cận các lỗ khoan nghiên cứu có mực nước tĩnh từ 1,5 – 3,5 m. Phía Nam thị xã Cà Mau mực nước tĩnh nằm ngang mặt đất.

51

Ở Hà Tiên tầng chứa nước trầm tích Pleistocen sớm phân bố ở Hòn Đất, Kiên Lương. Chiều sâu mái tầng chứa nước từ 40 – 50m, bề dày tầng chứa nước từ 10 – 20m. Đất đá chứa nước là cát, sạn, cuội chứa các thấu kính bột sét.

Các lỗ khoan có tỷ lưu lượng từ 0,2 đến 1,4 l/sm, đặc biệt lỗ khoan 829 ở Hà Tiên là 3,5 l/sm. Mực nước tĩnh từ 0,5 – 2,4 m.

Độ tổng khoáng hoá từ 0,1 – 1,0 g/l (chiếm 60%). Nước nhạt phân bố trên diện tích rộng chiếm 80% diện tích vùng Tây Nam Bộ. Nước lợ và mặn phân bố ở phía Bắc.

Loại hình hoá học nước phần nước nhạt chủ yếu là bicacbonat – natri magie, phần nước lợ và nước mặn nước có loại hình clorua – natri.

Nhiễm bẩn NO3- gặp ở hầu hết các mẫu phân tích, giá trị thường biến đổi từ 0,97 đến 5,33 mg/l (60% số mẫu). Nhiễm bẩn NO2- ít gặp (30%) từ 0,01 – 0,011 mg/l.

Tầng chứa nước qp1 đang được khai thác với lưu lượng lớn ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Quan trắc động thái nước dưới đất cho thấy mực nước của tầng này dao động theo thuỷ triều hàng ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động từ 0,5 – 1 cm trong ngày. Hàng năm mực nước cao nhất vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 6. Chênh lệch mực nước giữa giá trị cao nhất và thấp nhất tại lỗ khoan quan trắc là 0,42 m.

Tầng chứa nước Pleistocen dưới hiện nay có 45 điểm được bơm hút nước thí nghiệm và xác định thông số ĐCTV. Kết quả xác định thông số cho thấy hệ số thấm biến đổi từ 1,5 đến 92 m/ng. Hệ số nhả nước biến đổi từ 0,00017 đến 0,0208.

Vềđộng thái nước dưới đất, vùng động thái phá hủy do khai thác phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, một phần tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang. Động thái NDĐở đây bị chi phối bởi áp lực triều, mực nước có chu

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 46 - 54)