Ngay từđầu thế kỷ 20, các công trình khai thác nước dưới đất đã được thi công và sử dụng cấp nước cho sinh hoạt. Tại Sài Gòn năm 1907 đã có các công tnình khai thác nước công suất 4.600 m3/ngày ở Tân Sơn Nhất và sau đó mở rộng lên Gò Vấp khai thác với công suất là 10.200 m3/ngày. Các lỗ khoan khai thác nước ở Cà Mau được khoan năm 1930 do công ty người Pháp thực hiện, lỗ khoan sâu 170 m, lấy nước trong tầng nước áp lực, lưu lượng 1.800 m3/ngày. Tiếp theo những năm sau đó 1932-1933, các giếng khai thác ở Bạc Liêu (sâu 89m), Sóc Trăng (133 m) được đưa vào hoạt động. Từ năm 1960 trở đi hầu hết các thị xã khu dân cư, khu quân sựđều có lỗ khoan được khoan thăm dò ừa khai thác. Tài liệu ghi lại các lỗ khoan ở Vị Thanh, Rạch Giá, Kiên Lương, Kênh B (Hậu Giang), Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh. Các lỗ khoan sâu gặp nước mặn phải bỏ như Ba Tri (sâu 408 m), Bến Tre (sâu 355 m), Gò Công (sâu 380 m), Mỹ Tho (sâu 360m), Cần Giuộc (sâu 50m). Một số lỗ khoan thành công đưa vào khai thác tại Đạo Thạnh (Mỹ Tho) sâu 390m, Chợ Gạo (sâu 220m), Tân Hiệp (220m), Gò Đen (l80 m), Bình Chánh (l80m)... Thời gian này tại Sài Gòn có tới 40 giếng khoan hoạt động khai thác khoảng 162.000 m3/ngày (các công trình này chủ yếu tập trung tại tầng Pleistoxen). Với lưu lượng này nước nhạt không đủ cấp, bãi giếng của thành phố, các tầng chứa nước có nguy cơ cạn kiệt, bị nước mặn xâm nhập hủy hoại một phần tầng chứa nước. Do đó người ta đã chuyển hướng sử dụng nước sông Đồng Nai, xử lý qua nhà máy nước Thủ Đức, công suất thiết kế 48000 m3/ngày. Nhà máy nước được xây dựng từ năm 1962 đến 1967.
Năm 1964 các nhà địa chất Mỹ có nhiều chuyến khảo sát ở Nam Bộ và tổng hợp thành các báo cáo công bố vào năm 1966, đáng chú ý là :
- W.C.Raslnussen, 1966 - Geohydrology of Lower Mekong.
- W. C. Rasmussen, 1966 - Review of Groundwater potential of Sotlth Vietnam with reference to the delta (đánh giá tài nguyên nước ngầm ở vùng châu thổ NamViệt Nam). Tác giảđưa ra nhận định hợp lý về khả năng khai thác nước bằng các giếng khoan sâu 10- 100 m. ở miền Đông Nam Bộ và tìm kiếm trong các tầng aluvi cổ ở trũng Cửu Long. Trong phần đề xuất của mình, tác giá
33
nêu hướng nghiên cứu kết hợp các phương pháp như ảnh hàng không, địa vật lý đo sâu diện và địa vật lý lỗ khoan (karota), mẫu cổ sinh, địa tầng và kỹ thuật khoan giếng ở vùng châu thổ.
Năm 1969 H.R.Anderson đã tổng hợp và viết nhiều báo cáo đánh giá tầng nước tự lưu ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cụ thể là:
+1969: Altesian aquifer in lower region of the Mekong delta,
Groundwater condition in the hundred metre artesian aquifer in Bac Lieu province.
+ The occurence of artesian water in the 450 sand at Bai San - 10. 1969.
+ Availabilily of groundwater along the Cambodian border in the Mekong delta.
Các tài liệu của Anderson ghi chép thực tế và nhận định sâu sắc việc thực hiện các công trình cấp nước ở các vùng khác nhau trong vùng châu thổ.
Phối hợp với các nhà địa chất nước ngoài, các nhà địa chất Việt Nam cũng tham gia có: Từ Quy, Nguyễn Văn Re, Victor phạm cũng đã có những thông tin ngắn về nguồn nước ngầm tại Bạc Liêu, Biên Hoà, Sài Gòn. Năm 1913 đoàn chuyên viên Nhật Bản khảo sát vùng Hóc Môn do Muranatabe, nhằm thành lập đề án khai thác bổ sung cho thành phố Sài Gòn, mục tiêu 200000 m3/ngày. Đề án được thực hiện bước 1 dở dang thì miền Nam được giải phóng năm 1975.
Tóm lại: giai đoạn này công tác điều tra địa chất thủy văn phát triển không cân đối. Các báo cáo được đề cập phần lớn ghi lại kết quả tìm kiếm khai thác nước ở các điểm cụ thể. Không có phương án nghiên cứu toàn diện, chưa có báo cáo nào đánh giá trữ lượng của vùng hay công trình khai thác. Các loại bản đồ tối thiểu cần thiết vềđịa chất thủy văn cũng chưa được lập.
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Sau ngày miền Nam giải phóng, công tác nghiên cứu điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ được triển khai của nhiều cơ quan như Bộ Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp, Bộ xây dựng, Tổng cục địa chất, các ban ngành chuyên môn của các tỉnh phối hợp. Công ty xây dựng cấp thoát nước số 2 (Bộ Xây dựng) là cơ sở tiếp nhận tài liệu địa chất thủy văn, khoan cấp nước trước đây của chính quyền cũđể lại, nơi quản lý và xây dựng các công trình khai thác nước ở các địa phương. Năm 1980 Phan Đình Điệp và Vương Văn Phổ Danh viết "Nước ngầm ở đồng bằng sông Cửu Long" đánh giá hiện trạng khoan cấp nước ở đồng bằng. Với 252 lỗ khoan, các tác giả thống kê phân chia ra các vùng
34
có tỷ lệ thành công khác nhau, trong đó vùng Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp Mười được đánh giá không có triển vọng có nước nhạt.
Năm 1983, bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1/500.000 toàn quốc do PTS Trần Hồng Phú chủ biên được hoàn thành, công trình đã thu thập được lượng thông tin và tài liệu phong phú có hệ thống bước đầu đánh giá điều kiện địa chất thủy văn đồng bằng một cách tổng hợp và rút ra các qui luật địa chất thủy văn. Đây là công trình nghiên cứu địa chất thủy văn bài bản và có ý nghĩa khoa học đầu tiên được tiến hành trên vùng Nam Bộ.
Năm 1983, cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế phối hợp với Viện năng lượng nguyên tử quốc gia và sau đó có sự cộng tác của Liên đoàn 8 đã tiến hành nghiên cứu thủy văn đồng vị ở đồng bằng. Kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu đã tổng hợp thành 2 báo cáo chính. Báo cáo thứ nhất do tiến sĩ Aranyorosy và TS Trần Kim Thạch lập năm 1986, báo cáo thứ hai do Hồ Hữu Dũng và Vũ Văn Nghi viết năm 1992. Các báo cáo đã cho kết luận về tuổi và nguồn gốc nước đưới đất của các tầng chứa nước tại đồng bằng sông Nam Bộ. Báo cáo này đã được các nhà chuyên gia của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tếđánh giá cao về mặt khoa học và lưu hành như tài liệu chính thức trong hệ thống tài liệu khu vực của cơ quan quốc tế này. Đây là những tài liệu ứng dụng có ý nghĩa bổ xung cho những nghiên cứu địa chất thủy văn ở đồng bằng bằng các phương pháp hiện đại đánh giá nguồn hình thành trữ lượng nước nhạt Nam Bộ.
Năm 1985 Nguyền Đông Lâm và những người khác đánh giá điều kiện địa chất thủy văn Đông Nam Bộ, một phần trong chương trình qui hoạch của Bộ xây dựng mã số 28.03.02.
Năm 1986 Vũ Văn Nghi và Tiến sĩ Georger Sentez đã lập báo cáo kết quả điều tra và tính trữ lượng nước dưới đất vùng Đồng Tháp Mười cho UNDP và Chính phủ Việt Nam theo dự án VIE-81-004.
Năm 1986 PTS Trần Hồng Phú đã hoàn thành đề tài “ Nước dưới đất đồng bằng sông Cửu Long” một phần trong chương trình 44.04 “Nước dưới đất Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mang mã số 44.04.01.03.
Năm 1986 KS Trần Lã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học “Hướng dẫn phương pháp tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác các mỏ nước ở Việt Nam”, trong đó có phần chuyên về nước bồn Actêzi Nam Bộ, mã số 44.04.03.02.
Năm 1989 Vũ Văn Nghi hoàn thành đề tài mang mã số 8.03.86 “Soạn thảo phương pháp tính thông số địa chất thủy văn và trữ lượng nước dưới đất ở
35
đồng bằng sông Cửu Long”. Ba đề tài trên là những thông tin khá đầy đủ có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu địa chất thủy văn tại đồng bằng Nam Bộ.
Từ năm 1980, “Chương trình điều tra tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long” cấp nhà nước được thực hiện do GS.TS Nguyễn Ngọc Trân chủ trì. Chương trình 60.01, 60.02 và 60.02b. các chương trình này nghiên cứu toàn diện về các qui luật tự nhiên, kinh tế xã hội. Trong đó có đề cập đến điều kiện địa chất thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn, đưa ra các qui luật và yếu tố ảnh hưởng.
Năm 1991 Vũ Văn Nghi và Hans Weslling tiến hành đánh giá tổng hợp tiềm năng nước dưới đất và lập các dự án cấp nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho dự án Mekong Delta Master Plan của nhà nước Việt Nam do Công ty tư vấn kỹ thuật Nedeco thực hiện.
Trên lãnh thổ đồng bằng Nam Bộ từ năm 1982 đến nay, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam và các bộ ngành khác đã thực hiện nhiều công trình tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất, đầu tư khối lượng lớn công trình ở các vùng như: tìm kiếm Hà Tiên (1984), thăm dò Rạch Giá (1987), thăm dò Trà Vinh (1989), tìm kiếm Tân An (1990), tìm kiếm Mỹ Tho (1989), thăm dò Thành Tuy Hạ (1989), thăm dò Hóc Môn (1991), tìm kiếm Vĩnh Long - Sa Đéc (1989), Gò Công (1990), Bến Tre (1991), thăm dò Bà Rịa (1992), đánh giá Sóc Trăng, đánh giá Cao Lãnh, đánh giá Mỹ Tho, vv...và hiện nay vẫn tiếp tục tiến hành điều tra nhiều vùng như Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, vv...
Đặc biệt từ năm 1983 đến năm 1992 Bùi Thế Định và tập thể các tác giả Liên đoàn 8 đã hoàn thành tờ bản đồđịa chất thủy văn Nam Bộ tỷ lệ 1 : 200000. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và chi tiết nhất từ trước tới nay trong vùng. Trong báo cáo này đặc biệt là phần chuyên đề tài nguyên nước dưới đất do Bùi Thế Định và Vũ Văn Nghi viết đã nêu những quan điểm cơ bản cũng nhưđánh giá khá chi tiết về tài nguyên nước dưới đất của vùng. Về mặt địa tầng đã theo kết quả nghiên cứu địa chất mới làm cơ sở địa chất cho chuyên khảo này. Về phân vùng đã phân chia chi tiết theo truyền thống trong đó chủ yếu là theo cấu trúc và địa tầng Địa chất thủy văn.
Về nguồn gốc tác giả cũng vẫn cho rằng Nam Bộ là bồn Actezi nước được hình thành từ lâu và luôn được bổ sung từ nước khí quyển và trẻ hoá.
Chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF hỗ trợ trong những năm qua đã khoan 60.000 lỗ khoan (theo Chuyên khảo nước dưới đất đồng bằng Nam Bộ) cấp nước nhỏ cho các cụm dân cư trên đồng bằng. Các cơ quan, xí
36
nghiệp có thiết bị khoan khai thác nước đã khoan hàng trăm giếng khoan khai thác công nghiệp, giải quyết yêu cầu đòi hỏi về nước trong nhịp độ phát triển kinh tế hiện nay. Các tài liệu này được thu thập trong quá trình kháo sát tại thực địa, lấy mẫu nước, nhưng số liệu không đầy đủ. Tài liệu mang tính tham khảo bổ sung cho các lỗ khoan chuẩn của phương án bản đồ đã thi công góp phần làm phong phú và sáng tỏđiều kiện địa chất thủy văn khu vực.
Thực tế vùng đồng bằng Nam Bộ hãy còn hạn chế những công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực tiễn tính trữ lượng nước dưới đất. Thời kỳ trước năm 1975 có thể nói không có công trình lớn mang tính chất nghiên cứu chi tiết tại vùng này. Hầu hết chỉ là những bài báo hoặc những báo cáo tổng kết những kết quả khai thác của một số giếng khoan khai thác tại vùng. Chưa có báo cáo nào đánh giá hoặc nêu ra những con số trữ lượng nước dưới đất của vùng, ngay cả những dự đoán về tiềm năng. Những công trình của Rasmussen, Andeson, Victor Phạm, vv...chỉ là những báo cáo đánh giá sự tồn tại của các tầng chứa nước ở các vùng khoan khai thác như Sài Gòn, Bãi Sậy, Cà Mau- Bạc Liêu vv...
Sau năm 1975 và mãi tới những năm 80 thì mới hình thành các nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và lý thuyết nghiên cứu về trữ lượng nước dưới đất của vùng đồng bằng. Năm 1978, TS Tô Văn Nhụ đã tiến hành thăm dò nước dưới đất vùng Hóc Môn nhưng thực tế mãi tới 1984 báo cáo mới được hoàn thành nhưng trữ lượng vẫn chưa được duyệt.
Từ năm 1983 hàng loạt các phương án tìm kiếm ở các vùng như Rạch Giá, Mỹ Tho, Tân An, Tuy Hạ,Trà Vinh vv...đã được thực hiện và sau đó đến năm 1985 thì mới có các phương án thăm dò đánh giá trữ lượng qui mô và đúng với những qui định của nhà nước và chuyên môn. Các công trình điển hình là báo cáo thăm dò Rạch Giá- năm 1988 của Phạm Văn Giắng, Tuy Hạ - 1989 của Lương Quang Luân, Trà Vinh – 1990 của Ông Ngọc Khoát, Hóc Môn- 1989 của Vũ Văn Nghi, Củ Chi- Hóc Môn- 1991 của Nguyễn Quốc Dũng và các báo cáo đánh giá tài nguyên nước dưới đất dạng thăm dò khai thác như Mỹ Tho- 1991 của Vũ Văn Nghi, Cao Lãnh- 1992 của Vũ Văn Nghi, Sóc Trăng- 1993 cũng của Vũ Văn Nghi. Tất cả các báo cáo này tiến hành dựa vào kết quả thi công các phương án thăm dò thuộc các cơ quan chuyên ngành phê duyệt nên bảo đảm đạt yêu cầu về lý thuyết chuyên môn đồng thời cũng mang ý nghĩa thực tiễn lớn vì nó đánh giá chính xác được trữ lượng của các vùng nghiên cứu và góp phần tích cực vào củng cố những thuyết về nguồn hình thành trữ lượng, các cấp trữ lượng có thể khai thác. Những công trình này được nghiên cứu và tổng hợp rất chi tiết
37
bằng hàng loạt các phương pháp hiện đại lại được chỉnh lý tổng hợp rất công phu nên đã rút ra được những lý thuyết luận về sự hình thành trữ lượng nước dưới đất, phương pháp tính các thông số địa chất thuỷ văn cũng như về nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất của vùng công tác nhưng chỉ ở phạm vi nhỏ và chi tiết về nguồn hình thành trữ lượng vẫn là câu hỏi còn đó. Tuy vậy những báo cáo này là một trong những nguồn tài liệu quan trọng giúp cho tiến hành thực hiện nghiên cứu này.
Năm 1986 hai đề tài cấp nhà nước là 44.04.01.03 của PTS Trần Hồng Phú về tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long và 44.04.03.02 của Kỹ sư Trần Lã về hướng dẫn phương pháp tìm kiếm thăm dò nước dưới đất. Trong đề tài này phần đánh giá trữ lượng do Vũ Văn Nghi và Trần Hồng Phú đã tiến hành đánh giá trữ lượng nước dưới đất vùng đồng bằng Nam Bộ khi đó xác định trữ lượng tiềm năng của đồng bằng là 19 triệu m3/ngày và cho rằng nước các tầng chứa nước đồng bằng có nguồn hình thành từ miền đông và Campuchia. Con số đánh giá này hạn chế vì còn rất ít công trình nghiên cứu chưa có các thông số địa chất thuỷ văn chính xác. ở đề tài sau phần đồng bằng Nam Bộ do Vũ Văn Nghi và Trần Lã tiến hành và đã khẳng định nước các tầng ở vùng đồng bằng là nước thuộc dạng bồn Actêzi kiểu bồn trũng lớn, nguồn hình thành trữ lượng gồm trữ lượng động, đàn hồi và trữ lượng tĩnh trọng lực trong đó trữ lượng đàn hồi đóng vai trò quan trọng nhất.
Từ năm 1987 đến năm 1989 Vũ Văn Nghi- Liên đoàn 8 đã tiến hành đề tài “Hướng dẫn phương pháp tính thông số Địa chất thuỷ văn và trữ lượng nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là một trong những công trình có tính chất hệ thống nhất từ trước tới nay về trữ lượng nước dưới đất của đồng bằng. Báo cáo này đã phân loại các mỏ nước có trong vùng gồm mỏ dạng bồn Actezi, mỏ thung lũng sông, mỏ ở các cồn cát và mỏ ở đới nứt nẻ. Trên cơ sở phân chia đó đã chọn các phương pháp tính thông số và trữ lượng cho từng loại mỏ riêng biệt. Báo cáo cũng thống kê kết quả tính trữ lượng của vùng qua các phương án tìm kiếm thăm dò đồng đánh giá trữ lượng tiềm năng của vùng đồng bằng. Về trữ lượng tiềm năng báo cáo này cũng chỉ dừng lại ở mức đánh giá tương tự nhưđề tài 44.04.01.03 là xác định các thành phần trữ lượng động thiên