Mô hình lan truyền vật chấ t

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 75 - 77)

Mô hình lan truyền vật chất được chạy đồng thời với mô hình dòng chảy. Nội dung mô hình lan truyền vật chất là dự báo quá trình diễn biến xâm nhập mặn (độ tổng khoáng hóa) theo thời gian.

Mô hình lan truyền vật chất được chạy đồng thời với mô hình dòng chảy, ngoài các số liệu đầu vào như thông số ĐCTV các tầng chứa nước, cách nước, điều kiện biên khi chạy mô hình lan truyền vật chất bổ sung các thông số sau :

- Thông khuyếch tán hiệu quả D* của chất gây ô nhiễm là độ tổng khoáng hóa được tra trong phần mềm chuyên môn Eviroment Base (của Công ty Waterloo Hydrogeologic Inc. Canada).

- Hệ số phân tán động lực (aL) của các lớp đất đá cũng được tra trong bảng chuyên môn trong phần mềm Eviro Base. Hệ số phân tán động lực phụ thuộc vào thành phần của đất đá.

- Điều kiện biên của bài toán lan truyền vật chất, biển Đông và phần hạ lưu sông Hậu, hệ thống các kênh mương bị nhiễm mặn được mô phỏng là biên Constant Concentration (nồng độ không đổi). Giá trị nồng độ trên biên là nồng độ của tương ứng của nước mặt. Điều kiện biên nồng độ không đổi được trình bày trong hình 3.22.

- Điều kiện ban đầu là bản đồ đẳng độ tổng khoáng hóa của các lớp chứa nước và thấm nước yếu trên toàn vùng nghiên cứu vẽ tại thời điểm năm 2005 (tham khảo trong đề tài nghiên cứu khoa học “Phân chia địa tầng N – Q và cấu trúc đồng bằng Nam Bộ” do Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam thực hiện).

75

- Khi giải bài toán mô hình lan truyền vật chất, đối với chất nhiễm bẩn là độ tổng khoáng hóa chúng tôi bỏ qua sự hấp phụ của môi trường đất đá. Nghĩa là không có quá trình làm chậm, hệ số trễ R=1.

Các thông sốđược trình bày trong bảng 3.2 dưới đây :

Bảng 3.2. Thông số các lớp trong bài toán lan truyền nhiễm mặn

Lớp Hệ số khuyếch tán hiệu quả D* (m2/ng) Hệ số khuyếch tán động lực aL (m) Tỉ số aV/aH Độ lỗ hổng hữu hiệu n0 Lớp 1 0.173 25 0.1/0.01 0.02 – 0.06 Lớp 2 0.173 30 0.1/0.01 0.03 Lớp 3 0.302 6.5 0.1/0.01 0.15 Lớp 4 0.173 30 0.1/0.01 0.02 Lớp 5 0.302 6.5 0.1/0.01 0.2 Lớp 6 0.173 30 0.1/0.01 0.01 Lớp 7 0.302 6.5 0.1/0.01 0.2 Lớp 8 0.173 30 0.1/0.01 0.03 Lớp 9 0.302 6.5 0.1/0.01 0.2 Lớp 10 0.173 30 0.1/0.01 0.03 Lớp 11 0.302 6.5 0.1/0.01 0.18 Hình 3.22. Điều kiện biên C = const

76

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)