Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Miocen muộn (m3-3 )

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 54 - 58)

Phức hệ chứa nước trong phức hệ miocen muộn (m3-3) được cấu tạo bởi hệ tầng Phụng Hiệp. Các tài liệu nghiên cứu địa chất chỉ mới nghiên cứu lớp trên của hệ tầng, thành phần thạch học gồm phần trên là các lớp sét, sét bột phong hoá laterit cứng chắc và có kết vón hạt đậu, sét bột màu nâu vàng, tím rắn

54

chắc không chứa nước. Phần dưới là cát hạt mịn màu xám xanh, lẫn sạn sỏi, có nơi gặp cuội, xem kẹp các lớp sét bột bị ép nén rắn chắc, chứa nước tốt.

Hình 2.3. Mặt cắt ĐCTV tuyến Cà Mau - Bạc Liêu – Sóc Trăng

Trên giới hạn diện tích vùng nghiên cứu phức hệ chứa nước chỉ có mặt ở phía Đông - Đông Nam vùng nghiên cứu kéo dài từ Long Xuyên đến U Minh (Cà Mau) ra phía biển tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng. Độ sâu phân bố từ 350 đến 400 m và có xu hướng sâu dần về phía biển Đông.

Chiều dày phức hệ biến đổi từ 40 – 100 m, chiều dày của phức hệ trong vùng nghiên cứu chưa xác định được chính xác vì chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ.

Trong 15 lỗ khoan được thí nghiệm, tỷ lưu lượng lớn hơn 0,5 l/sm chiếm 50 % số lỗ khoan nghiên cứu. Khu vực phong phú nước phân bố ở Vĩnh Long, Hậu Giang.

Các lỗ khoan nghiên cứu cho thấy mực nước trong phức hệ thường nằm cao hơn mặt đất. Mực nước dao động theo mùa, mực nước sâu nhất thường vào mùa khô và mùa mưa mực nước nằm cao. Biên độ dao động mực nước trung bình khoảng 0,3 m.

Phức hệ chứa nước trong trầm tích Miocen phân bố khá sâu, chiều dày của tầng chứa nước chưa xác định do chưa có lỗ khoan khoan hết chiều dày tầng chứa nước. Thành phần thạch học là cát hạt mịn màu xám xanh, lẫn sạn sỏi, có nơi gặp cuội, xem kẹp các lớp sét bột bị ép nén rắn chắc, chứa nước tốt. Phần

55

lớn tỉnh Kiên Giang, An Giang tầng chứa nước Miocen bị vắng mặt. Kết quả xác định hệ số thấm tại một số lỗ khoan cho thấy hệ số thấm biến đổi từ 4,5 – 15 m/ng. Hệ số nhả nước biển đổi từ 10-4đến 10-3.

Về chất lượng nước hầu hết nước trong phức hệ chứa nước đều bị mặn. Nước nhạt chỉ phân bố thành dạng thấu kính có diện tích khoảng 660 km2 phân bố tại Sóc Trăng. Nhìn chung tại thấu kính nước nhạt nước có chất lượng tốt đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống sinh hoạt. Loại hình hóa học chủ yếu của nước là bicacbonat clorua – natri. Các hợp chất của nitơ ít gặp trong nước, hoặc có nhưng với hàm lượng rất nhỏ so với giới hạn cho phép. Tổng hàm lượng Fe3+ và Fe2+ trong nước thường <0,1mg/l. Nước ít bị nhiễm bẩn.

Kết quả quan trắc động thái tại lỗ khoan Q598050 cho thấy mực nước tĩnh biến đổi từ 0,6 – 1,22 m, nhiều nơi mực nước tĩnh còn nằm cao hơn mặt đất. Chu kì dao động mực nước cũng biến đổi theo chu kỳ của khí tượng thủy văn, tuy nhiên chu kì dao động của mực nước tĩnh thường khá nhỏ, không vượt quá 0,5 m/1năm. Nhìn chung phức hệ chứa nước Miocen có chiều sâu phân bố lớn, hiện nay ít có tài liệu nghiên cứu chi tiết và các công trình khai thác trong phức hệ chứa nước này. Tuy vậy, mực nước dưới đất của phức hệ chứa nước cũng bị ảnh hưởng đáng kể của việc khai thác nước tầng chứa nước nằm trên do có sự thấm xuyên “ngược” để cung cấp cho các tầng chứa nước nằm trên, bằng chứng là mực nước của phức hệ miocen cũng bị suy giảm theo thời gian.

Tóm lại vùng phía Tây sông Hậu tồn tại 5 đơn vị chứa nước lỗ hổng (2 tầng chứa nước và 3 phức hệ) trong trầm tích bở rời có tuổi từ miocen đến holocen với mức độ chứa nước khác nhau và được ngăn cách bởi các lớp thấm nước yếu. Đặc điểm nổi bật trong các tầng chứa nước đồng bằng Nam Bộ nói chung và vùng phía Tây sông Hậu nói riêng là có đặc điểm thủy địa hoá rất phức tạp, nước nhạt và nước mặn nằm xen kẽ nhau. Các kết quả nghiên cứu bằng đồng vị và thành phần hóa học của nước cho thấy các tầng chứa nước nằm sâu có nguồn gốc “chôn vùi”. Về đặc điểm thuỷ động lực các tầng chứa nước là có tốc độ trao đổi nước chậm chạp, tốc độ dòng chảy không lớn, đặc biệt các tầng sâu. Tầng chứa nước Holocen và Pleistocen giữa – muộn được cung cấp bởi nước sông Hậu và từ mạng lưới các hệ thống sông nhỏ và kênh rạch trong vùng nghiên cứu.

Các phức hệ chứa nước Pliocen và Miocen có nguồn gốc chủ yếu là nước “chôn vùi”, tại vùng nghiên cứu các phức hệ chứa nước này hầu như không được cung cấp trực tiếp từ các nguồn cung cấp trên mặt như nước mưa, nước từ các sông suối, kênh rạch. Tuy nhiên chúng có thể được cung cấp từ nước mưa,

56

nước mặt tại vùng phía Đông Nam Bộ, nơi mà tầng chứa nước được lộ ra trên các thềm bậc II và bậc III. Tại vùng nghiên cứu các phức hệ chứa nước Pliocen và Miocen cũng có thểđược cung cấp và trao đổi nước với các tầng chứa nước nằm trên do thấm xuyên hoặc do quá trình khai thác từ các tầng chứa nước tạo nên trạng thái nước “hỗn hợp”. Các nhân tố trên là các điều kiện hình thành lên trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước tại khu vực nghiên cứu.

57

CHƯƠNG 3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BA CHIỀU XÁC ĐỊNH LƯỢNG CUNG CẤP

THẤM VÀ TRỮ LƯỢNG CÓ THỂ KHAI THÁC CỦA CÁC TẦNG

CHỨA NƯỚC KHU VỰC PHÍA TÂY SÔNG HẬU

Một phần của tài liệu Ưng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất tại khu vực các tỉnh phía tây sông Hậu (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)