BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ 1 Phí môi trường

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, tx.bến tre, t.bến tre (Trang 81 - 82)

TẠI PHƯỜNG 7, TX.BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE

4.2.BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ 1 Phí môi trường

4.2.1. Phí môi trường

Thực trạng thu phí môi trường của làng nghề sản xuất thạch dừa tại phường 7 hiện nay có nhiều bất cập:

- Đối với nước thải: Do lưu lượng nước thải phát sinh thấp (dưới 10m3/ngày) nên hầu hết các cơ sở không phải đóng phí bảo vệ môi trường.

- Đối với chất thải rắn: được thu gom bởi công ty công trình đô thị nên chỉ đóng phí hằng tháng như rác sinh hoạt bình thường.

Với mức thu phí môi trường như hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu chi phí cho công tác môi trường của phường. Vì thế, kiến nghị thu phí môi trường đối với các cơ sở hoạt động sản xuất. Mức phí môi trường có thể căn cứ trên sản lượng sản xuất của các cơ sở và được thu theo từng tháng.

Số quỹ này so với tổng thu nhập từ việc sản xuất thạch dừa có thể chiếm khoảng 0,05%. Để sử dụng quỹ hiệu quả cần định hướng sử dụng như sau:

- Chi cho tổ vệ sinh môi trường: Khoảng 2.000.000 đồng/tháng/2 người: Nhiệm vụ thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh thường xuyên.

- Bộ phận quản lý môi trường: Khoảng 2.000.000 đồng/tháng/2người: Chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của làng nghề, quản lý hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, lên các kế hoạch, chương trình cải thiện môi trường gắn với sự tham gia của cộng đồng.

- Tu sửa kênh mương, bãi rác, hồ chứa nước thải: 3.000.000 đồng/tháng/2 người. Chủ trương, kế hoạch do lãnh đạo phường và bộ phận quản lý môi trường chịu trách nhiệm, các ban ngành khác cùng nhân dân sẽ phối hợp hoạt động.

- Chi phí cho công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng: 1.000.000 đồng/tháng/2 người

- Thưởng cho các hộ có những biện pháp hiệu quả trong việc giảm lượng thải, tận thu phụ phẩm, phát huy hiệu quả sản xuất: Theo bình xét của bộ phận quản lý và của cộng đồng làng nghề: 5.000.000đồng/01 cơ sở /năm (mỗi năm khoảng 2 – 3 hộ)

- Còn lại để chi cho các khoản phát sinh, hoặc có thể cho một số hộ sản xuất vay theo chế độ ưu đãi của làng nghề với mục đích hợp lý (như đầu tư công nghệ xử lý chất thải, công nghệ cải tiến sản xuất,…).

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, phường 7 cần có thêm từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về mặt môi trường và nên tổ chức thanh tra đột xuất và thường xuyên hơn nữa các cơ sở sản xuất về công tác môi trường. Đồng thời áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm. Vi phạm lần đầu: nhắc nhỏ, lập biên bản, vi phạm lần 2: phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, mức phạt sẽ tăng từ 2 – 5 triệu đồng nếu còn lập lại và từ 5 – 10 triệu đồng nếu tiếp tục tái diễn. Số tiền phạt này được nhập vào quỹ môi trường để duy trì hoạt động hằng năm.

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, tx.bến tre, t.bến tre (Trang 81 - 82)