Một sổ chỉ số thủy lý, hóa học tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 36)

Trước khi thu mẫu, chúng tôi tiến hành xác định một số chỉ số thủy lý, hóa học của nước tại các điểm điều tra bằng máy WQC - 22A, TOA, Japan. Trong các chỉ số thủy lý, hóa học hai chỉ số nhiệt độ nước và độ pH được trình bày ở bảng 3.1.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, chiều rộng suối tại các điểm thu mẫu hầu như không có sự khác biệt lớn, nhưng chiều rộng mặt nước có sự khác nhau ở 2 đợt thu mẫu. Ở đợt 2 (tháng 11/2014) chiều rộng mặt nước tại các điểm điều tra hẹp hơn so với thời điểm thu mẫu ở đợt 1 (tháng 06/2014). Điều này được giải thích là do thời điểm thu mẫu lần thứ nhất (06/2014) thuộc tháng của mùa mưa, còn thời điểm thu mẫu lần 2 (11/2014) là tháng mùa khô.Vì vậy, lượng nước đổ vào các con suối lớn làm cho chiều rộng mặt nước gia tăng.

Kết quả đo giá trị pH ở đợt 1 dao động từ 7,0 đến 7,4 và ở đợt 2 dao động từ 7,2 đến 8,0. Nhìn trang giá trị pH tại các điểm điều ừa có xu hướng giảm khi độ cao tăng dần. Ở hầu hết các điểm điều tra, giá tri pH ở đợt 2 đều lớn hơn so với đợt 1.

Kết quả đo nhiệt độ cho thấy, nhiệt độ ở làn thu mẫu đợt 1 luôn cao hơn so với lần thu mẫu đợt 2 ở tất cả các điểm nghiên cứu.Trong đợt 1 khoảng chênh lệch nhiệt độ ở các độ cao 106m, 76m và 60m 1,0°C - l,9°c. Tương tự như trên,trong đợt 2, khoảng chênh lệch nhiệt độ là từ 0,5°c - l,2°c. Như vậy, qua hai đợt điều tra chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch về nhiệt độ ở các điểm ở cao của suối đều thấp hơn so với các điểm ở độ cao thấp hơn. So sánh vói kết quả nghiên cứu của Vũ Tự Lập hoàn toàn chính xác. Sự biến thiên nhiệt độ

Bảng 3.1. Nhiệt độ nước và độ pH tại các điểm nghiên cứu

ĐIỂM M THU MẪU ĐỘ CAO (M) CHIỀU RỘNG SUỐI (M) CHIỀU RỘNG MẶT NƯỚC (M) NHIÊT ĐÔ NƯỚC • • (°C) pH ĐỢTL ĐỢT 2 ĐỢTL ĐỢT 2 ĐỢT 1 ĐỢT 2 ĐỢT 1 ĐỢT 2 ĐI 106 10-25 10-20 6-10 4-8 25,9 20,5 7,2 7,2 Đ2 76 20-35 20-30 6-8 3-6 26,9 21,0 7,3 7,4 Đ3 60 25-45 25-50 1 0 - 1 5 7 - 9 27,8 21,7 7,0 8,0

của nước ở các điểm thu mẫu theo độ cao của suối được trình bày ở hình 3.1 [5].

Kết quả ở hình 3.1 cho thấy, nhiệt độ nước có xu hướng tăng dần khi độ cao của các điểm thu mẫu giảm từ 106m ở điểm ĐI xuống 60m ở điểm Đ3.

mùa khô, nhiệt độ của nước dao động từ 20,5°c đến 21,7°c và tăng dần từ điểm ĐI đến điểm Đ3. Nhiệt độ chênh lệch giữa điểm ĐI và điểm Đ3 của suối là l,2°c.

Ở mùa mưa, nhiệt độ dao động từ 25,9°c đến 27,8°c. Nhiệt độ chênh lệch giữa đầu nguồn và cuối nguồn là l,9°c. Giá tri của nhiệt độ cũng có xu hướng tăng lên khi độ cao giảm.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w