Đa dạng loài của bộChuồn chuồn (Odonata)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy: bộ Chuồn chuồn là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài tại các điểm điều tra đã xác định được 21 loài thuộc 21 giống của 10 họ trong bộ Chuồn chuồn. Trong 10 họ phân tích được, họ Gomphidae có số lượng loài chiếm ưu thế hơn so với các họ khác.

Trong nghiên cứu, chúng tôi đã định loại được 6 loài thuộc họ Gomphidae. Hiện nay, các nghiên cứu về Chuồn chuồn ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào giai đoạn trưởng thành, nghiên cứu ở giai đoạn thiếu trùng còn ít. Việc phân loại thiếu trùng Chuồn chuồn gặp nhiều khó khăn, do đó trong 6 loài bắt gặp ở khu vực nghiên cứu không có loài nào xác định được tên khoa học đày đủ. Sự phân bố của các loài theo độ cao có sự khác nhau rõ rệt, loài Lamellỉgomphus sp. tìm thấy ở hàu hết các điểm điều tra, trong khi đó loàiLeptogomphus sp. chỉ gặp ở độ cao 60m.

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.2 cho thấy đã định loại được3 loài thuộc họ Libellulidae. Loài Lyrỉothemis sp. Gặp chủ yếu ở độ cao 76m và 60m. Đặc biệt loài

Brachydilax sp. chỉ bắt gặp ở độ cao 106m và loài Trithemis sp. chỉ bắt gặp ở độ cao 76m. Trong quá trình phân tích mẫu cũng đã xác định được họ Euphaeidae, Macromiidae, Coenagrionidae, Chlorocyphidae,Amphipterygidae mỗi họ có 1 loài. Nhìn chung các loài này phân bố khá hẹp ở khu yực nghiên cứu.

Họ Calopterygidae và Playtystictidaemỗi họ định loại được 2 loài, cả 2 họ này tập trung chủ yếu ở khu vực độ cao 60m( Phụ lục 4 và phụ lục 5).

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w