Chỉ số Đa dạng sinh học và chỉ số tương đồng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 34)

Các chỉ số Đa dạng sinh học (ĐDSH) được sử dụng trong đề tài là: chỉ số Shannon - Weiner (chỉ số H’) .

Chỉ số Shannon - Weiner được tính bằng cách lấy số lượng cá thể của một đơn vị phân loại chia cho tổng số cá thể trong mẫu, sau đó nhân với logarit của tỷ số đó. Tổng các đơn vị phân loại cho chỉ số đa dạng.

+ Chỉ số Shannon - Weiner (chỉ số H’) nhằm xác định lượng thông tin hay tổng lượng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống. Công thức để tính chỉ số này là: T T. ^ n , n H=-Y —log2 — 2 N ill N N Với H’: chỉ số đa dạng loài s: số lượng loài

N: số lượng cá thể trong toàn bộ mẫu ĩii: số lượng cá thể của loài i

Hai thành phần của sự đa dạng được kết họp trong hàm Shannon - Weiner là số lượng loài và tính bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Do vậy, số lượng loài càng cao thì chỉ số H' càng lớn và sự phân bố các cá thể giữa các loài càng ngang bằng nhau thì cũng gia tăng chỉ số đa dạng loài được xác định thông qua hàm số Shannon - Weiner.

Từ kết quả tính toán, có thể nhận xét về mức độ đa dạng theo các cấp sau đây [1]: - Nếu chỉ số đa dạng > 3: ĐDSH tốt và rất tốt - Nếu chỉ số đa dạng từ 1 - 3: ĐDSH khá - Nếu chỉ số đa dạng < 1: ĐDSH kém và rất kém + Chỉ số loài ưu thế DI = wl+w2 N

Trong đó:

ni: số lượng cá thể của loài ưu thế thứ nhất n2: số lượng cá thể của loài ưu thế thứ hai N: tổng số cá thể ừong điểm thu mẫu Chỉ số tương đồng (chỉ số Sorensen) được chúng tôi sử dụng để đánh giá mức độ giống nhau về thành phần loài của các điểm nghiên cứu. Chỉ số này được tính theo công thức:

K = 2 C a + b

Trong đó:

a: số loài trong điểm thu mẫu thứ nhất b: số loài trong điểm thu mẫu thứ hai c: số loài chung cho cả hai điểm thu mẫu K nhận giá trị từ 0 đến 1. Giá trị K càng gần 1 thì mức độ giống nhau về thành phần loài của các điểm nghiên cứu cànglớn.Các giá tñ của K tương ứng với mức tương đồng như sau [4]:

0,00 - 0,20: gần nhau rất ít 0,21 - 0,40: gần nhau ít 0,41 - 0,60: gần nhau 0,61 - 0,80: gần nhau nhiều 0,81 - 1,00: rất gần nhau

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w