KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kềt luận

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 63)

56 Diplonychus sp + HỌ CORỈXIDAE

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kềt luận

1. Kềt luận

1.Ởđai cao 0- 600m, tại suối Thác Bạc- Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định được 104 loài của 94 giống thuộc 45 họ của 8 bộ côn trùng nước. Trong đó bộ Phù du chiếm ưu thế với 27 loài, tiếp đến là bộ Chuồn chuồn 21 loài, bộ Cánh lông 15 loài, bộ Cánh nửa 15 loài, bộ Hai cánh 10 loài, bộ Cánh cứng 8 loài, bộ Cánh úp 6 loài, bộ Cánh vảy 2 loài và không tìm thấy đại diện của bộ Cánh rộng ở khu vực nghiên cứu.

2.Kết quả nghiên cứu đã xác định được 65 loài côn trùng nước ở mùa khô và 62 loài ở mùa mưa. Thành phần loài côn trùng nước có sự khác nhau giữa mùa mưa và mùa khô. Trong số 104 loài xác định được ở khu yực nghiên cứu có 42 loài tìm thấy ở mùa khô, 39 loài tìm thấy ở mùa mưa và chỉ có 23 loài xuất hiện ở cả hai mùa.

3.Trên cùng một đơn vị diện tích số lượng cá thể côn trùng nước ở mùa khô ưu thế hơn so với mùa mưa. Cụ thể, ở mùa khô thu được 1039 cá thể, trong khi đó ở mùa mưa chỉ thu được 730 cá thể. Bộ Phù du, bộ Chuồn chuồn và bộ Cánh úp có số lượng cá thể ở mùa mưa cao hơn so với mùa khô. Các bộ còn lại số lượng cá thể ở mùa khô đều lớn hơn so với mùa mưa.

4.Loài Chironomus sp. (bộ Hai cánh) là loài ưu thế trong mùa khô. Trong khi đó, các loài ưu thế ở mùa mưa tập chung chủ yếu ữong họ Ephemeridae và Heptageniidae (bộ Phù du). Tại khu yực nghiên cứu, giá tri trung bình của chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H’) ở mùa khô là 3,51+0,22; ở mùa mưa là 4,23 + 0,13.

5.Tại khu vực nghiên cứu, số lượng loài côn trùng nước có sự thay đổi ở hai á đai. Bộ phù du, bộ Chuồn chuồn có xu hướng tăng khi ở á đai 0-100m so với á đai 100- 300m. Sự thay đổi về độ cao ảnh hưởng đến tính chất tương đồng về thành phần loài tại khu yực nghiên cứu. Điểm Đ2 và điểm Đ3 có sự tương đồng về thành phần loài cao. Như vậy, có thể thấy khoảng cách giữa các độ cao càng gần thì thành phàn loài càng gàn nhau.

6. Ở mùa khô và mùa mưa, số lượng loài trung bình và số lượng cá thể của côn trùng nước nơi nước chảy luôn lớn hơn so với nước đứng.

2. Đề nghị

1. Trong nghiên cứu này nhiều loài côn trùng nước chưa xác định được tên khoa học cụ thể. Chính vì vậy cần có các nghiên cứu về phân loại học sâu hơn nữa đối vói các bộ của côn trùng nước.

2. Do thòi gian còn hạn hẹp nên các điểm nghiên cứu chỉ dừng lại trong

2 á đai 0- lOOm và 100 - 300m. Vì vậy, cần có những điểm nghiên cứu bổ sung thuộc á đai 300 - 600m để có kết quả toàn diện hơn về thành phần loài côn trùng nước ở đai cao 0-600m.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đa dạng sinh học côn trùng nước ở đai cao 0 600m thuộc địa phận vườn quốc gia tam đảo, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w