Kiến Nghị Về Những Giải Pháp Nâng Cao Kết Quả Đàm Phán:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật và bí quyết để thành công trong đàm phán thương mại quốc tế.doc (Trang 65 - 69)

Dựa trên các kết quả về thực tế đàm phán thơng mại ở Việt Nam, tôi xin đa ra một số kiến nghị sau:

1. Về mặt nhận thức tầm quan trọng của đàm phán:\

Chúng ta cần coi trọng và đánh giá đúng tầm quan trọng của đàm phán trong hoạt động XNK. Đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu là khâu quyết định hiệu quả chất lợng của các công ty ngoại thơng bởi vì đàm phán thành công thì mới đạt đợc tỷ lệ lãi và mục tiêu lợi nhuận đề ra. một nhà đàm phán giỏi là ngời biết dẫn dắt cuộc đàm phán thànhcông không chỉ khi công ty đạt đợc thế mạnh trong tơng quan về lực lợng mà còn ở mọi hoàn cảnh.

Đàm phán là môn khoa học mang tính nghệ thuật chính vì vậy cần phải đa môn đàm phán vào giảng dạy chính thức tại các trờng Đại học kinh tế, thơng mại, ngoại thơng hoặc khoa kinh tế của các trờng đại học chuyên ngành khác. Các trờng đại học cần gắn các nghiên cứu vào phục vụ thực tiễn.

Đối với các doanh nghiệp cần phải có chơng trình thành lập bộ phận huấn luyện và đào tạo riêng(Training Department). Bộ phận này có trách nhiệm huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Đối với các nhân viên mới đều phải đợc trang bị những khoá đào tạo ngắn hạn về đàm phán và chơng trình đào tạo này phải đợc thực hiện liên tục, thờng xuyên trong suốt quá trình làm vệc. Chơng trình huấn luyện bao gồm hai phần:Phần lý thuyết và phần thực hành. Các doanh nghiệp nên thờng xuyên tổ chức hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các nhà đàm phán. Tinh thần đồng đội phải đợc biểu dơng và tôn trọng nh một giá trị của công ty để tránh tình trạng là ngời giỏi giấu cái giỏi, ngời dốt giấu cái dốt và kết cục là công ty sẽ đi xuống dốc.

Bên cạnh đó, việc đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ đàm phán là rất quan trọng vì trong thời đại ngày nay, đặc biệt là đối với công tác đàm phán thơng mại quốc tế, nhà đàm phán nếu không tinh thông ngoại ngữ thì sẽ rất bất lợi và thiệt thòi.

3. Khuyến khích, động viên tinh thần làm việc cuả nhân viên:

Một công việc dù dễ đến đâu đi nữa mà ta không muốn hoặc không thích làm hay nói cách khác là ta không cá động lực thúc đẩy thì sẽ không

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Xuân Hng - Nhật 2 - K37C

bao giờ làm đợc. Trong khi đó đàm phán là công việc đầy khó khăn, trở ngại đòi hỏi nhà đàm phán phải có lòng quyết tâm cao, do đó nếu không thực sự có quyết tâm thì không thể thực hiện đợc công việc. Để đền bù cho những nỗ lực đó thì các doanh nghiệp nên có quỹ khen thởng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Mức thởng phải có ý nghĩa thiết thực đối với chất lợng cuộc sống của nhân viên thì mới đủ khả năng đóng vai trò là động lực thúc đẩy các nhân viên làm việc nhiệt tình hăng say.

Ngoài ra ban lãnh đạo các doanh nghiệp cũng cần có những hình thức khen thởng về mặt tinh thần nh giấy khen, lời tuyên dơng trớc hội nghị, tặng huy chơng cho các cá nhân xuất sắc tron đàm phán nói riêng cũng nh… trong công việc nói chung. Đối với con ngời có tham vọng trong nghề nghiệp thì họ luôn luôn muốn tạo sự khác biệt so với mọi ngời xung quanh. Chính vì vậy, những phần thởng nh giấy khen là công cụ hữu ích đế tạo ra sự khác…

biệt đó, nói lên rằng họ là những con ngời xuất sắc. Nhiều ngời xung quanh sẽ rất muốn trở thành con ngời nh họ. Những phần thởng có giá trị tinh thần sẽ đóng vai trò nh những cột mốc đánh dấu sự phát trỉên của mỗi cá nhân và nó cũng sẽ thúc đẩy các cá nhân tiếp tục thử thách mình leo lên những cột mốc cao hơn, giành chiến thắng trong các cuộc đàm phán khó khăn hơn, phức tạp hơn.

Một yếu tố khác vô cùng quan trọng để thúc đẩy các nhà đàm phán đó là môi trờng làm việc của nội tại doanh nghiệp đó phải là một môi trờng thực sự lành mạnh.

Kết luận

Trên đây là một số nét rất cơ bản về nghệ thuật cũng nh những bí quyết nhỏ để thành công trong đàm phán thơng mại quốc tế. Trong khuôn khổ một khoá luận, tôi không thể trình bày một cách chi tiết và sâu rộng về lĩnh vực này, mà những gì đợc trình bày trong khoá luận này chỉ là những tìm hiểu của bản thân qua các tài liệu sách báo có liên quan đến đàm phán, cũng nh qua tìm hiểu, tiếp xúc thực tế.

Nói đến đàm phán là nói đến một đề tài rất lớn và cũng rất khó, đặc biệt là đàm phán thơng mại quốc tế, và làm thế nào để thành công trong lĩnh vực đó. Những gì khoá luận đề cạp đến là những điều cơ bản nhất, phổ biến nhất và có thể áp dụng ch nhiều trờng hợp nhất. Tuy nhiên, trong đàm phán nhiều khi có những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, hay không tuân theo một quy luật nào cả. Do đó nhà đàm phán phải luôn chủ động , nhạy bén với mọi diễn biến của nó. Một điều quan trọng nữa là nhà đàm phán phải luôn trau dồi kiến thức nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân bởi vì học không bao giờ là thừa.

Khoá luận này đã đợc thực hiện dới sự hớng dẫn nhiệt tình, tận tụy và có trách nhiệm của PGS. NGƯT Vũ Hữu Tửu, một lần nữa xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với thầy giáo Vũ Hữu Tửu, ngời đã trực tiếp giúp tôi hoàn thành khoá luận này.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Xuân Hng - Nhật 2 - K37C

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo * Sách:

1. Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh”--- Phil Baguley. 2. Đàm phán trong kinh doanh --- Thanh Lộc. 3. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thơng --- Vũ Hữu Tửu.

* Khoá luận tốt nghiệp:

1. Một số vấn đề kỹ thuật và kỹ năng đàm phán với các đối tác Nhật Bản vào thị trờng VN. Ký hiệu: LV1031-TH 2001.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật và bí quyết để thành công trong đàm phán thương mại quốc tế.doc (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w