Một số quy định về kinh doanh tại thị trờng Indonesia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 25 - 28)

Trong những năm gần đây Indonesia đã tự do hoá chế độ mậu dịch và thực hiện một số bớc quan trọng để giảm bớt sự bảo hộ. Từ năm 1996 chính phủ Indonesia đã thực hiện hàng loạt chơng trình tự do nhằm giảm thuế, đơn giản hoá các thủ tục thuế, xoá bỏ những hạn chế, xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan với mức thuế thông thoáng hơn để khuyến khích đầu t t nhân trong và ngoài nớc.

- Hàng rào mậu dịch: mặc dù khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm qua, Indonesia vẫn duy trì chính sách tự do hoá thuế dần dần trong thời gian lâu dài. Indonesia áp dụng mức thuế từ 5 % đến 30% với hầu hết các mặt hàng. Thuế đặc biệt 170 % áp dụng với các loại rợu mạnh. Chính sách tự do hoá thơng mại đợc củng cố bởi các chơng trình cam kết với IMF, trong đó Indonesia cam kết thực hiện cơ cấu thuế 0,5% đến 10% đối với sản phẩm nhập khẩu trừ xe có động cơ và đồ uống có cồn. Indonesia đã cam kết xóa bỏ mọi hàng rào phi thuế quan, trừ những gì liên quan đến lí do an toàn và sức khoẻ vào cuối năm 2001.

Thuế nhập khẩu ôtô đợc giảm vào tháng 6/1999 còn 25-80% tuỳ theo loại động cơ, 0-45% đối với xe tải, 25-60% đối với phụ tùng xe gắn máy và tối đa là 15% với phụ tùng ôtô. Tiến trình tự do hoá thuế quan hơn nữa theo hiệp định tự do mậu dịch ASEAN ( AFTA) sẽ đợc Indonesia theo kế hoạch, tức là tự do mậu dịch hầu hết các mặt hàng vào năm 2003. Indonesia đã thực hiện giai đoạn đầu của chơng trình giảm thuế AFTA từ tháng 1/2001

Chính sách tự do hoá mậu dịch dài hạn của Indonesia đã gặp phải một số trở ngại. Trong năm 2001 nhiều ngời đã tranh thủ lúc chính trị lộn xộn để thiết lập lại các u đãi mậu dịch đặc biệt nh trớc đây nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa giấy tờ và thực tế. Mức thuế nhập khẩu hiện nay đối với hàng nông sản ở Indonesia là 18 %.

Những hàng rào mậu dịch, dịch vụ vẫn còn tồn tại ở nhiều lĩnh vực. Mặc dù chính phủ Indonesia đã nới lỏng những hạn chế trong lĩnh vực tài chính, các công ty luật, công ty kiểm toán và t vấn nớc ngoài phải hoạt động dới sự hỗ trợ kĩ thuật hoặc liên doanh với các công ty trong nớc.

Indonesia đã tự do hoá hệ thống phân phối bao gồm bãi bỏ một số hạn chế đối với mậu dịch trên thị trờng trong nớc. Ví dụ: hạn chế đối với các mặt hàng ximăng, giấy, gia vị và gỗ dãn đã đợc xoá bỏ từ tháng 2/1998, Indonesia đã mở cửa lĩnh vực bán buôn và bán lẻ trên quy mô lớn cho đầu t nớc ngoài.

- Định giá hải quan: Từ tháng 4 năm 1997, phòng Hải quan của Bộ Tài Chính Indonesia đã áp dụng hệ thống kiểm toán sau thay cho kiểm tra. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử cho phép các nhà nhập khẩu, các ngân hàng và bên hải quan làm việc với nhau qua mạng máy tính. Indonesia đã kí hiệp ớc định giá hải quan WTO, song các công ty Mỹ đang kinh doanh ở Indonesia vẫn còn phàn nàn về những thủ tục và định giá hải quan của ngành Hải quan Indonesia.

- Cho phép và hạn chế nhập khẩu: theo quy định sau Tổng cục hải quan, những mặt hàng sau bị hạn chế nhập khẩu và cấp giấy phép và/ hoặc bị cấm: chất gây nghiện, chất gây nổ, vũ khí và đạn dợc, pháo hoa, một số sách và ấn phẩm, thiết bị và linh kiện tivi màu, động vật hoang dã nguy hiểm và các sản phẩm, một số loại cá, dợc phẩm và đồ uống cha đăng kí tại Bộ Y tế, vật liệu gây nguy hiểm, thuốc trừ sâu và hàng hoá có giá trị văn hoá. Hạn chế nhập khẩu và quy chế cấp phép đặc biệt áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể khác nh đồ uống có cồn, công cụ cầm tay, chất ngọt nhân tạo, động cơ và máy bơm, máy kéo, gạo……tiếp tục đợc áp dụng. Chính phủ kiểm soát việc nhập khẩu băng video, đĩa laser, các sản phẩm phục vụ giải trí khác vì cả mục đích triển lãm cũng nh sử dụng cá nhân.

- Kiểm soát xuất khẩu: giống nh chế độ thuế nhập khẩu, kiểm soát xuất khẩu đang là vấn đề đợc chính phủ Indonesia xem xét cải cách theo yêu cầu của IMF. Nhiều hạn chế và thuế đặt ra đối với nông sản xuất khẩu ( bao gồm những sản phẩm cây trồng chính nh cao su, dầu cọ, cà phê và cơm dừa) vẫn còn hiệu lực. Hạn chế và kiểm soát xuất khẩu còn đợc chính phủ áp dụng với một số loại thực phẩm, chủ yế là dầu cọ thô đang chịu mức thuế xuất là 5% - để đảm bảo đủ cung trong nớc và ổn định giá những sản phẩm này.

- Quy chế về hồ sơ nhập khẩu: Chính phủ quy định cần có các giấy tờ sau đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu: hoá đơn chiếu lệ, hoá đơn thơng mại, giấy xác nhận xuất xứ, hoá đơn thơng mại, giấy xác nhận xuất xứ, hoá đơn xếp hàng lên tàu, giấy bảo hiểm, các giấy tờ đặc biệt. Theo luật của Hải quan Indonesia có hiệu lực từ

tháng 4/1997, các nhà nhập khẩu phải đăng kí ở cơ quan Hải quan trong giai đoạn đầu bằng cách đệ trình hồ sơ nhập khẩu qua đĩa mềm máy tính. Việc kiểm tra của Hải quan đối với hàng nhập khẩu có thể đợc tiến hành sau khi hàng đã đợc nhập vào kho ngời nhập khẩu. Thông thờng, ngời nhập khẩu đôn đốc quá trình này.

- Khu vực tự do mậu dịch tạm thời và việc nhập khẩu tạm thời: Chính phủ khuyến khích các nhà đầu t nớc ngoài tham gia vào các khu chế xuất (EPZ). Indonesia cũng có một số khu vực dành làm cho sản xuất hàng xuất khẩu (EPTE) nh khu tự do mậu dịch ở gần Tanjung và kho hải quan ở Cakung (gần Jakarta). Những nhà sản xuất thuộc các khu vực khuyến khích đầu t này đợc bán 15% sản phẩm của mình ra thị trờng trong nớc. Các nhà đầu t trong và ngoài nớc muốn lập dự án ở các khu này phải đề nghị lên Uỷ ban hợp tác đầu t quốc gia.

- Quy chế nhãn mác: Thực phẩm bắt buộc phải dán nhãn mác ghi rõ ngày hết hạn bằng tiếng Indonesia . Ngoài ra, nhãn mác còn phải ghi rõ thông tin về chế biến.

Trớc đây, Indonesia hạn chế nhập khẩu những loại dợc phẩm sản xuất trong n- ớc với công nghệ cao, kể từ 3/1993, Indonesia cũng nới lỏng các quy chế về đăng kí dợc phẩm và các công ty dợc nớc ngoài đợc đăng kí sản phẩm mới ở bộ Y tế. Từ tháng 7/ 2000, áp dụng những quy chế mới góp phần làm giảm bớt một số trở ngại trong việc đăng kí sản phẩm mới.

1.2.2 Những thành tựu trong phát triển kinh tế - thơng mại của Indonesia

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 25 - 28)