Nguồn nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long đến năm 2015.pdf (Trang 39 - 41)

Nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty cao su Bình Long chủ yếu là mủ nước khai thác từ vườn cây đưa về. Các loại phân bón, hóa chất và nguyên vật liệu khác như amoniac gaz, acid acétic, acid formic, validamycine, ethrel, kiềng, chén, máng,… sử dụng trong quá trình khai thác và chế biến cao su có thểđược mua dễ dàng trong nước (xin xem phụ lục 3). Như vậy, vấn đề quan trọng nhất trong việc tạo nguồn nguyên liệu là diện tích và năng suất vườn cây cao su.

- Diện tích vườn cây cao su:

Do quỹđất đã hết nên không thể phát triển thêm diện tích trồng mới trên địa bàn hiện nay và các vùng lân cận. Vì vậy, Công ty đã góp vốn đầu tư vào công ty cao su Việt – Lào, là một công ty cổ phần gồm 10 cổ đông sáng lập là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, có vốn điều lệ là 900 tỷ đồng, dự kiến trồng 50.000 ha cao su tại Lào và hiện đã triển khai bước một được 10.000 ha. Phần vốn góp của Công ty cao su Bình Long là 90 tỷđồng, tương đương 10% vốn điều lệ.

Đồng thời, Công ty cao su Bình Long cũng đang lập dự án thành lập một công ty con tại Campuchia với quy mô dự kiến khoảng 10.000 ha trong khuôn khổ chương trình hợp tác trồng 100.000 ha cao su tại Campuchia được ký kết giữa Chính phủ hai nước. Vấn đềđang được tích cực xúc tiến. Tuy nhiên, những khảo sát ban đầu cho thấy sẽ còn nhiều khó khăn phía trước do tình hình đất đai cũng như môi trường chính trị, xã hội và các thủ tục, chính sách luôn thay đổi của nước bạn.

- Năng suất vườn cây cao su:

Năng suất vườn cây những năm gần đây tăng lên rõ rệt và hiện nay đạt được 2,016 tấn/ha nhưđã được trình bày ở tiểu mục 2.2.1 của chương này. Đây là mức năng suất tiên tiến của ngành (Công ty cao su Bình Long đứng trong top 5 của toàn ngành về năng suất vườn cây). Tuy nhiên, cũng cần nên lưu ý rằng ở một số nước như Malaysia, Trung Quốc,… người ta đã trồng thử nghiệm thành công những giống mới có năng

suất trên 3 tấn/ha và trên những vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt hơn điều kiện trung bình hiện nay (Theo báo cáo của Đoàn công tác thuộc Viện nghiên cứu cao su Việt Nam sau chuyến khảo sát tại Viện RRIM Malaysia và Trung Quốc vào giữa năm 2006). Do vậy, Công ty cao su Bình Long, nói riêng và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, nói chung phải đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tránh sự tụt hậu về mặt khoa học kỹ thuật dẫn đến giảm sút năng lực cạnh tranh trong tương lai.

Ngoài ra, Công ty cũng đã tiến hành thu mua nguyên liệu mủ nước và mủ tạp của các vườn cây tiểu điền tư nhân và nguồn nguyên liệu từ Campuchia, cũng như chế biến gia công. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này không ổn định và lợi nhuận mang lại không cao.

2.2.2.2. Chiến lược kinh doanh của Công ty cao su Bình long:

Nhìn chung, chiến lược kinh doanh của Công ty cao su Bình Long nằm trong tổng thể chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, được thiết lập và thực thi theo định hướng chuyển đổi dần cơ cấu kinh tế của ngành: tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Do đó, thời gian qua đã tăng cường đầu tư ra bên ngoài với nhiều ngành nghề công nghiệp khác nhau. Đồng thời, quan tâm đến chất lượng cây trồng và chất lượng thành phẩm, xây dựng chiến lược, cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, các chiến lược kinh doanh này còn mang nhiều tính chất đối phó, thiếu những kế hoạch dài hơi với các bước đi cụ thể và khoa học ở từng giai đoạn cũng như tính linh hoạt, chủ động trong việc thực thi cho phù hợp với điều kiện thực tế của môi trường. Các chiến lược cụ thể trên từng lãnh vực như: đào tạo nguồn nhân lực, marketing, khách hàng,…chưa được đi sâu nghiên cứu xây dựng một cách chủđộng.

Chiến lược cạnh tranh cũng chưa được xây dựng một cách rõ ràng. Điều này có lẽ xuất phát từ những lợi thế mà Công ty cao su Bình Long, cũng như toàn ngành cao su hiện nay, đạt được khá dễ dàng do quy luật cung – cầu của thị trường mang lại trong những năm gần đây: hàng được bán đắt với giá cao, mang lại lợi nhuận lớn; Và điều đó

ít nhiều dẫn tới tâm lý ỷ lại, sự thiếu nhận thức sâu sắc về việc phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.

2.2.2.3. Hoạt động quản trị và hệ thống thông tin:

Hoạt động quản trị chưa được thực sựđổi mới theo yêu cầu. Công việc quản lý vẫn còn mang nhiều phong cách cũ, việc chỉ đạo và thực hiện đôi lúc còn in đậm dấu ấn cảm tính hơn là cơ sở khoa học; việc phối hợp giữa các bộ phận chưa thực sự nhịp nhàng, đồng bộ.

Các phòng ban nghiệp vụ, chuyên môn trong công ty đã được nối mạng nội bộ và áp dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành như kế hoạch, kế toán, lao động tiền lương, xây dựng cơ bản,...Tuy nhiên, việc ứng dụng tin học trong khai thác thông tin trên thị trường nhằm đáp ứng cho công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế; gần như luôn đi sau các đối tác nước ngoài, nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

2.2.2.4. Nghiên cứu thị trường và các hoạt động Marketing:

Giai đoạn 1997 – 2001 là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với Công ty cao su Bình Long, nói riêng và ngành cao su, nói chung do giá cao su thế giới xuống thấp, có lúc dưới giá thành và hàng hoá tồn kho rất lớn, gây căng thẳng cho tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, trong ngành cũng có những đơn vị trụ vững do đã xây dựng được khách hàng lâu dài. Rút kinh nghiệm ấy, Công ty cao su Bình Long từđó đến nay đã quan tâm hơn tới vấn đề marketing, tuy vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long đến năm 2015.pdf (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)