Nhóm giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long đến năm 2015.pdf (Trang 69 - 71)

c. Ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh

3.2.3.Nhóm giải pháp về nhân lực

Nguồn nhân lực ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong mối tổng hòa các nguồn lực do sự tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ thuật – trong đó có khoa học quản lý, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đã làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên găy gắt. Thành công hay thất bại, trước hết xuất phát từ tư duy rồi đến hành động của con người. Do vậy, cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với Công ty cao su Bình Long, xuất phát từ thực trạng, chúng ta đưa ra những giải pháp về nguồn nhân lực trên hai lực lượng chính sau:

- Cán bộ quản lý: Tuy những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhưng nhìn chung, vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Phải ý thức được rằng đây chính là cái đầu của Công ty, mọi quyết định quản lý tốt hay xấu, hiệu quả ít hay nhiều, dẫn đến thành công hay thất bại đều xuất phát từđây. Với những mục tiêu phát triển đã được trình bày ở đầu chương, nhất thiết phải đặc biệt lưu tâm tới việc đào tạo lực lượng này thì mới có thể đáp ứng được một cách hiệu quả những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Do vậy, cần phải chú trọng từ khâu tuyển chọn nhân sựđầu vào phải đạt tiêu chuẩn đề ra đến việc liên tục bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại trong suốt quá trình công tác để theo kịp sự phát triển chung của thời đại. Và trong quá trình ấy, cũng cần mạnh dạn cắt bỏ đi những nhân tố ù lỳ lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu; cũng như mạnh dạn đề bạt, tiến cử những tài năng trẻ đang sẵn sàng cống hiến trí, lực của mình cho sự nghiệp chung của đơn vị. Tuyệt đối không vị nể và ô dù.

- Lực lượng lao động trực tiếp: Với 5.163 người, lực lượng lao động trực tiếp chiếm đến 90,9% tổng số nhân lực của Công ty; trong đó, đóng vai trò chủ yếu là công nhân khai thác và chế biến mủ, chiếm 75,65% (4.297 người). Lực lượng này của Công ty cao su Bình Long hiện nay khá ổn định, lành nghề. Do vậy, chúng tôi chỉ xin đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa sự ổn định và lành nghề ấy, cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người công nhân:

+ Tuyển chọn đầu vào phải đạt các yêu cầu tối thiểu sau: Trình độ văn hóa từ cấp hai trở lên, đã qua lớp đào tạo tay nghề cạo mủ do Công ty mở hàng năm với kết quả tốt, ưu tiên dành cho dân địa phương tại chỗ và đặc biệt là con em công nhân cao su để tạo sự gắn bó ổn định lâu dài. Và đây cũng là nguồn lao động dự trữ khá tốt cho sự phát triển của Công ty sau này.

+ Duy trì và phát triển phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi hàng năm từ cấp tổ, đội đến nông trường, Công ty và toàn ngành nhằm phát hiện những cá nhân ưu tú để tiếp tục đào tạo phát triển, tạo không khí thi đua nâng cao tay nghề cũng như ý thức của người công nhân trong quá trình sản xuất. Qua thực tiễn, cũng đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đề xuất và đưa vào áp dụng xuất phát từ lực lượng trực tiếp này: Chẳng hạn, sáng kiến tạo bộ số để in số cây cao su của một công nhân Nông trường Quản Lợi đã được áp dụng rộng rãi trong toàn công ty (Hơn 5 triệu cây cao su khai thác của Công ty cao su Bình Long đều được đánh số cụ thể tại vườn cây).

+ Không ngừng tuyên truyền giáo dục đến từng công nhân (bằng nhiều hình thức như phổ biến bản tin nội bộ, phát tờ rơi, lồng ghép trong các phong trào văn thể mỹ,…) về nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ quy trình kỹ thuật, giữ gìn vườn cây trong quá trình khai thác để đảm bảo hiệu quả lâu dài cho suốt chu kỳ của cây cao su. Song song đó, cần áp dụng các biện pháp chế tài, gắn chất lượng sản phẩm, chất lượng vườn cây với đơn giá tiền lương của người công nhân để thúc đẩy họ.

+ Áp dụng mô hình khoán cho người công nhân một cách linh hoạt, cho phép gia thuộc được vào vườn cây để hỗ trợ họ các khâu phụ như rãi chén, vệ sinh miệng

cạo, bôi thuốc kích thích mủ,…nhằm tận dụng lao động nhàn rỗi trong hộ gia đình để tăng thu nhập, giúp nâng cao đời sống người công nhân.

+ Quỹđào tạo được huy động từ nhiều nguồn (kinh phí đào tạo trong cơ cấu giá thành, quỹ phúc lợi, đóng góp của cán bộ công nhân viên,…) và phải được sử dụng đúng mục tiêu, trong đó bao gồm cả phần “khuyến học, khuyến tài” dành cho con em công nhân của Công ty để dự trữ cho nguồn nhân lực trong tương lai.

+ Ngoài ra, công tác thi đua khen thưởng cần đổi mới để thực sự ghi nhận được những thành quả cụ thể của từng người và trở thành đòn bẩy kích thích trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh, tránh lối mòn bình bầu chung chung như hiện nay. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, văn nghệ quần chúng nhằm tạo sân chơi và những món ăn tinh thần bổ ích cho người lao động, bù đắp lại sự cống hiến, gắn bó của họđối với công ty.

* Hiệu quả của giải pháp:

Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp cho Công ty cao su Bình Long ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho sự phát triển bền vững của Công ty khi mà chất lượng nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xu thế hội nhập toàn cầu, cạnh tranh gay gắt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long đến năm 2015.pdf (Trang 69 - 71)