Mục tiêu phát triển ngành caosu của Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long đến năm 2015.pdf (Trang 61 - 62)

c. Ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển ngành caosu của Chính phủ

- Cao su là cây công nghiệp rất được sự quan tâm của Chính phủ. Năm 1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt chương trình phát triển cao su đến năm 2005: phải phấn đấu mở rộng diện tích lên mức thấp là 500.000 ha, cao là 700.000 ha. Sau 10 năm thực hiện (1996-2006), chúng ta chỉ đạt được ở mức thấp: Diện tích cao su cả nước được nâng lên khoảng hơn gấp đôi, từ 254.000 ha lên 520.000 ha hiện nay. Phát biểu tại lễ ra mắt Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hôm 22/4/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Các bộ ngành, chính quyền địa phương cùng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phải phối hợp trong việc mở rộng diện tích cao su để đến năm 2015, phấn đấu nâng diện tích cao su nước ta lên 1 triệu ha”. Như vậy, đòi hỏi cả nước cần phát triển thêm xấp xỉ gần 500.000 ha nữa (riêng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ có 480.000 ha, chưa tính cao su trồng ở Lào và Campuchia). Đây là một thách thức rất lớn, nhưng không phải là không khả thi nếu chúng ta quy hoạch lại đất rừng một cách hợp lý.

- Mở rộng diện tích để Việt Nam có thể đạt sản lượng 1 triệu tấn cao su trước năm 2015 là cần thiết, nhưng đó là chiến lược lâu dài, bởi dù với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay thì thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su cũng phải kéo dài tới 5 năm. Nghĩa là, nếu định hình được 1 triệu ha cao su vào năm 2015 thì đến năm 2020 chúng ta mới có thể khai thác hết diện tích đã trồng. Như vậy, để tăng sản lượng trong những năm trước mắt, giải pháp duy nhất là đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao năng lực quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cao su Bình Long đến năm 2015.pdf (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)