Với quy mô dân số 84,108 triệu người (2006),Việt Nam là một dân tộc cần cù, hiếu khách, thông minh, phong tục tập quán cũng dễ cho người nước ngoài hòa nhập, thuận lợi cho việc hội nhập và phát triển. Mặc dù GDP theo đầu người chính thức chỉ đạt 620 USD/năm, song kết quả phát triển con người của Việt Nam là rất khả quan. Điều đó được thể hiện ở sự gia tăng liên tục của chỉ số phát triển con người HDI trong thập kỷ qua và những tiến bộ đạt được trong lãnh vực giáo dục, y tế và mức sống ở Việt Nam. Trong tổng số 177 nước được xếp hạng về chỉ số Phát triển con người trên thế giới, Việt Nam từ vị trí 120 năm 1995, đã tiến lên vị trí 109 năm 2006. Chỉ số phát triển về giới GDI xếp hạng 11 trong tổng số 136 nước. Hiện nay, ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình là 71, và tỷ lệ biết chữở người lớn (từ 15 tuổi trở lên) là 94%. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trong lãnh vực giáo dục và y tế. Tỷ lệ học hết phổ thông trong sốđồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em gái vẫn tương đối thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi với 33% số trẻ em trong độ tuổi này bị thiếu cân. Việt Nam còn phải đối mặt với một số căn bệnh cũ tái phát và mới xuất hiện như bệnh lao và HIV/AIDS. Mỗi ngày có thêm khoảng 100 người bị nhiễm HIV, và số người chung sống với HIV/AIDS đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2002-2006 (từ khoảng 122.000 lên đến 263.000 người). Ngoài ra, số vụ tai nạn giao thông và kẹt xe ngày càng gia tăng cũng đang là vấn đề nan giải cho xã hội.
Riêng đối với ngành cao su, vấn đề văn hóa, xã hội có ý nghĩa liên quan rất lớn, tác động không ít đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn: Nơi nào tình hình an ninh, trật tự xã hội ổn định thì nạn trộm cắp mủ ngoài vườn cây sẽ ít đi, sản lượng mủ khai thác của vườn cây ấy lên cao; Vườn cây cao su phát triển đến đâu thì bệnh tật - đặc biệt là bệnh sốt rét vàng da - được đẩy lùi đến đó;…