Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Alumina trihydrat đến

Một phần của tài liệu Điều chế cồn khô (Trang 61 - 65)

L ời mở đầu

c. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Alumina trihydrat đến

đặc điểm của sản phẩm

Sau khi thực hiện các thí nghiệm từ 10-13 bằng cách lập lại các thí nghiệm 3, 7, 8, 9 (theo thứ tự) nhưng ngoại trừ việc thêm vào một lượng Alumina Trihydrat dao động từ 0,1%-1%, thu được sản phẩm có đặc điểm tương tự như các thí nghiệm 3, 7, 8 và 9 nhưng có một điểm khác biệt là các sản phẩm này không sinh ra khói khi cháy.

4.1.3.2. Một số tính chất của cồn khô

Cồn khô thu được theo phương pháp này có một số tính chất cơ bản sau: - Trạng thái sản phẩm

+ Sản phẩm đồng nhất, bền, dẻo. + Dễ cháy.

Hình 27: Cồn dẻo được tạo thành theo phương pháp 3

- Tỷ khối:0,87

-Ngọn lửa: Có màu vàng, cháy rất êm dịu.

-Tốc độ chảy: Không chảy trong suốt quátrình cháy. -Thời gian cháy: 30gam sản phẩm cháy trong khoảng 23’

17’’.

4.1.3.3. Hiệu suất và giá của sản phẩm

Tiến hànhđiều chế cồn khô từ: + 170g Etanol + 50g nước + 10g Methocel J75 MS + 2g NaOH Thuđược 223,3g sản phẩm Hiệu suất

Hiệu suất của sản phẩm được điều chế theo phương pháp này là: % 25 , 96 % 100 232 3 , 223   Giá thành sản phẩmMethocel J75 MS: 1 000 g  650 000đ 10 g  6 500đEtanol: 1 000 ml  12 000đ 134,13ml  1 609,56đ

(Do khối lượng riêng của rượu Etylic là 0,789g/ml nên 170g = 134,13ml )

Nước: 1 000 ml  1 500đ

50 ml  750đ

NaOH: 1 000g  40 000đ

2 g  80đ

Sản phẩm thu được là 223,3g có giá 8 939,56đ Vậy 1 000g sản phẩm có giá là40 034đ

4.2. THẢO LUẬN

4.2.1. Phương pháp 1

Qua thực nghiệm nhận thấy rằng: trong phương pháp điều chế cồn khô này tỷ lệ thích hợp nhất giữa rượu và Calci acetat là 7,5:1 (theo thứ tự) và loại rượu thích hợp nhất là Etanol. Kết quả thực nghiệm này phù hợp với tài liệu đã ghi nhận được.

4.2.2. phương pháp 2

Kết quả thực nghiệm cho thấy:

Trong phương phápđiều chế này thì tỷ lệ tối ưu nhất giữa các thành phần là:

MeOH : 67,7%

IPA : 26%

Acid Stearic : 5,5%

NaOH : 0,8%

Điều này thì phù hợp với lý thuyết, nhưng trong phương pháp này thì vẫn còn một điểm khác biệt cơ bản giữa lý thuyết và kết quả thực nghiệm là: sản phẩm tạo ra chảy chậm, có sinh ra khói, mùi và muội than khi cháy (còn trong tài liệu tham khảo được là: không chảy, không khói, không mùi và không sinh ra muội than khi cháy).

4.2.3. Phương pháp 3

Theo kết quả thực nghiệm thì khối lượng thích hợp nhất để điều chế cồn khô theo phương pháp này là:

+ 170 g rượu + 50g nước

+ 10g Methocel J75 MS + 0,2-0,4g NaOH

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài này, tôi nhận thấy rằng cồn khô là một nhiên liệu đơn giản, an toàn, rất thuận tiện trong bảo quản cũng như vận chuyển và sử dụng. Do đó chúng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Các sản phẩm điều chế được theo một số phương pháp trên nhìn chung có chất lượng tươngđối, đáp ứng được một số tiêu chuẩn qui định.

Tuy nhiên, trong phương pháp 1 sản phẩm được tạo ra với hiệu suất chỉ tương đối (94,86%). Trong phương pháp 2 thì hiệu suất có phần cao hơn (98,15%) nhưng sản phẩm có sinh ra khói, mùi và muội than khi cháy. Bên cạnh đó trong phương pháp này (phương pháp 2) có sử dụng hoá chất Metanol (độc) và sản phẩm được tạo ra có giá hơi cao. Trong phương pháp 3, bên cạnh một số ưu điểm như bền, cháy lâu, không sinh ra mùi và muội than khi cháy thì sản phẩm này có khuyết điểm là lửa cháy không lớn.

5.2.ĐỀ XUẤT

Sau khi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy rằng cần tìm ra những giải pháp để tiếp tục phát huy ưu điểm và hạn chế đến mức tối đa những khuyết điểm của loại nhiên liệu này như:

Trong phương pháp 1

Thử pha chế dung dịch Calci acetat bão hòa bằng phấn viết (Calci carbonat) và giấm ăn (acid Acetic).

Trong phương pháp 2

Thay thế Isopropanol và Metanol bằng Etanol để giảm giá thành sản phẩm.

Kính mong ý kiến đóng góp của quí Thầy Cô để giúp đề tài này được hoàn thiện hơn.

(1) PGs.Ts. Đ.X.Hiệp, Gs.Ts. T.V.Địch, Ts. T.H.Hoàng. Cẩm Nang Kỹ

Thuật Đa Ngành;Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội - 2004.

(2) Dương VănĐảm. Hoá Học Dành Cho Người Yêu Thích. Nhà xuất bản

Giáo Dục.

(3) Mai Hữu Khiêm. Giáo Trình Hoá Keo. Trường Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.

(4) Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Văn Tình, Lê Văn Ngọc. Hoá Học Thế

Kỷ XX. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật - Hà Nội - 1973.

(5) Nguyễn Ngọc Sương. Sở Lý Thuyết Hóa Hữu Cơ Tập 2. Nhà xuất

bản Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh- 2000 (6) Trần Văn Nhân. Hoá Keo. NXB-ĐH Quốc Gia Hà Nội.

(7) http://en.wikipedia.org/wiki/Hexamine (8) http://en.wikipedia.org/wiki/Troxane (9) http://www.en.wikipedia.org/wiki/Metalđehye (10) http://tonghoixaydungvn.org/module.php (11) http://www.bacninh.gov.vn (12) http://www.conkho.com/ (13) http://www.crest.org (14) http://www.freepatentsonline.com/3964880.html (15) http://www.freepatentsonline.com/4971597.html (16) http://www.freepatentsonline.com/4436525.html (17) http://www.unit5.org/christjs/Canned%20Heat.htm (18) http://Zenstoves.net/SolidFuelBurner.htm (19) http://zenstoves.net/Sterno.htm (20) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%C3%AAn-li%E1%BB%87u

Một phần của tài liệu Điều chế cồn khô (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)