Trị giá các hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam.doc (Trang 44 - 45)

I. thực trạng công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

2. Thực trạng chuyển giao công nghệ tại việt nam

2.1. Trị giá các hợp đồng chuyển giao công nghệ

Trong ngành công nghiệp đa số các nhà máy đợc hình thành tại Việt Nam luôn phải trải qua các công đoạn sau: xây dựng nhà máy, lắp đặt các trang thiết bị máy móc, vận hành bảo trì, tuyển nhân lực và đào tạo nhân lực, tổ chức sản xuất ...

Trong các liên doanh giữa Việt Nam và nớc ngoài phía Việt Nam phổ biến là còn khó khăn nhiều về vốn nên chủ yếu góp vốn bằng đất đai, khi đó các công ty nớc ngoài thờng dùng hình thức góp vốn bằng tiền và dây chuyền công nghệ sản xuất. Đối với các nhà máy đợc xây dựng bởi nội lực, do trình độ khoa học công nghệ trong nớc còn nhiều hạn chế, việc nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ nớc ngoài cũng là phổ biến. Vì vậy trên cơ sở lý thuyết phải có hợp đồng CGCN nhng trên thực tế lại không hoàn toàn nh vậy. Do nhiều nguyên nhân trong các liên doanh, cũng nh các doanh nghiệp trong nớc khi CGCN từ bên ngoài vào Việt Nam các chủ đầu t nớc ngoài do sợ bị kéo dài thời gian do phải xem xét hợp đồng, phải qua thẩm định... hay không muốn công khai hoá

[20] Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Tính - Lê Dũng - Quy hoạch hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 1999, Tr.141.

tình trạng công nghệ sản xuất ở đơn vị mình nên thờng bỏ qua việc lập hợp đồng CGCN. Vì vậy rất khó có thể xác định đợc chính xác đợc trị giá các hợp đồng CGCN từ nớc ngoài vào Việt Nam từ trớc đến nay.

Ngay cả các liên doanh lớn giữa Việt Nam và nớc ngoài cũng không có hợp đồng CGCN. Công ty liên doanh ô tô Hoà Bình (VMC) với tổng số vốn đầu t 58.000 USD đợc liên doanh bởi Columbian Motor Corp và Imex Pan.Pacific (Phiplipin) với nhà máy ô tô Hoà Bình và Công ty Trancimex; Công ty liên doanh ô tô Mê kông (Mekong Auto Corp) đợc liên doanh bởi Silio Machinery. Co. Ltd và Sae Young Intl Inco Ltd (của Hàn Quốc) với nhà máy cơ khí Cổ Loa và nhà máy SAKYNO với tổng số vốn 35.995 USD đều không có hợp đồng CGCN[21].

Trong những năm qua các doanh nghiệp trong nớc đã ý thức rất rõ về việc nhập khẩu dây chuyền thiết bị máy móc từ nớc ngoài để tăng năng lực sản xuất. Chính vì lẽ đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu giá trị máy móc dây chuyền nhập khẩu chiếm một tỷ trọng tơng đối cao. Từ năm 1995 - 2000 khối lợng thiết bị toàn bộ và máy móc dụng cụ nền kinh tế nhập khẩu đạt tới 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu [22].

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam.doc (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w