Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2005-2007 được thể
hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007 ĐVT: triệu đồng NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % tiSềốn % I.TỔNG THU NHẬP 58.438 69.524 77.048 11.086 18,97 7.956 11,44 Thu lãi 57.754 68.372 69.208 10.618 18,38 836 1,22 Thu dịch vụ 404 576 586 172 42,57 10 1,74 Thu bất thường 142 184 240 42 29,58 56 30,43 Thu khác 138 392 7.446 254 184,06 7.054 1.799,49 II.TỔNG CHI PHÍ 43.016 52.951 64.574 9.935 23,10 1.162 21,95 Chi trả lãi 32.931 42.051 45.806 9.12 27,69 3.755 8,93 Chi dịch vụ 212 263 277 51 24,06 14 5,32 Chi lương 3.066 2.207 3.396 -859 -28,02 1.189 53,87 Chi hoạt động 1.485 1.141 1.335 -344 -23,16 194 17,00 Chi tài sản 1.166 1.246 1.499 80 6,86 253 20,30 Chi DPRR 3.885 3.973 9.459 88 2,27 5.486 138,08 Chi khác 1.775 2.07 2.802 295 16,62 732 35,36 III.LỢI NHUẬN 15.422 16.573 12.906 1.151 7,46 -3.67 -22,13
(Nguồn: Phân tích tài chính năm 2005-2007, Phòng kế toán, NHNo Cái Bè)
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Hình 7. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo Cái Bè năm 2005-2007
Lợi nhuận của ngân hàng biến động qua các năm. Lợi nhuận tăng từ năm 2005 đến năm 2006 tăng được 1.151 triệu đồng tức tăng 7.46% nhưng sang năm 2006 lợi nhuận của ngân hàng có giảm đi phần nào. Tổng lợi nhuận đến cuối năm 2007 giảm 3.667 triệu đồng. Sở dĩ lợi nhuận của Ngân hàng có sự biến động qua các năm là do ảnh hưởng của thu nhập và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì tăng thu nhập đồng thời phải giảm chi phí hoặc tốc độ tăng của lợi nhuận phải nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.
Tổng thu năm 2007 tăng 7.956 triệu đồng tỷ lệ tăng 11.44%. Tổng thu năm 2006 tăng 1.1086 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tăng 18.97%. Nhìn chung thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động cho vay, việc mở ra các dịch vụ khác vẫn còn hạn chếđối với một huyện thuần nông như Cái Bè. Thu từ lãi năm 2006 tăng 10.618 triệu đồng so với năm 2005, và thu từ lãi năm 2007 lại tăng 836 triệu đồng so với năm 2006. Thu từ lãi cho vay ngày càng tăng chứng tỏ hoạt động cho vay vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, ngân hàng ngày càng tạo được lòng tin đối với khách hàng nên càng nhiều người đến vay vốn và lãi suất của ngân hàng là tương đối mềm (lãi suất đầu ra năm 2007 là 1,12%, năm 2006 là 1,09%, năm 2005 là 1,14%) ngân hàng dùng mức lãi suất vừa đủ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn huyện. Ngoài ra thu từ lãi cho vay tăng là do tăng trưởng dư nợ qua các năm; doanh số cho vay trung-dài hạn tăng; đặc biệt là Chi nhánh đã thường xuyên đôn
đốc các hộ vay thanh toán lãi theo hàng tháng, quí nên tiền lãi thu được khá cao. Ngoài việc tăng thu nhập do lãi cho vay thì các khoản thu khác của Ngân hàng tăng qua các năm. Thu dịch vụ năm 2006 tăng 42,57% so với năm 2005 và năm 2007 thu dịch vụ vẫn còn tăng và tăng được 10 triệu đồng so với năm 2006. Thu dịch vụ tăng chủ yếu là do thu phí chuyển tiền, do Ngân hàng cơ sở đã cố
gắng phục vụ khách hàng trong việc chuyển tiền nhanh chóng, chính xác, để tạo lòng tin đối với khách hàng, đồng thời hướng dẫn thu hút khách hàng chuyển tiền thanh toán kinh doanh nên lượng tiền chuyển đi, đến tăng đáng kể.
Thu khác tăng trong năm là do thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Năm 2006 tăng 184,06%, sang năm 2007 thu khác tăng 7.054 triệu đồng so với năm 2006, chứng tỏ Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp để làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Bên cạnh việc tăng thu thì nhìn chung chi phí cũng tăng qua các năm đây chính là nhân tố làm giảm lợi nhuận. Trong các loại chi phí thì chi trả lãi (trả lãi tiền gởi, trả lãi tiền vay và trả lãi phát hành kỳ phiếu) chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2006 chi trả lãi là 42.05 triệu đồng tăng 27,69% so với năm 2005 và năm 20067 lại tăng 8,93% so với năm 2006. Chi trả lãi tiền gởi tăng qua các năm là do trong mỗi năm Ngân hàng cơ sởđã tăng huy động vốn và lãi suất huy động trong mỗi năm tăng lên. Trong những năm qua có tăng dư nợ vay từ nguồn vốn điều hoà vớ lãi suất có điều chỉnh tăng cao đã ảnh hưởng đến chi trả lãi sử dụng vốn Trung Ương. Với mức chi trên cho thấy Ngân hàng cơ sở đã rất tiết kiệm trong chi tiêu, tập trung cho các khoản chi thích hợp trong kinh doanh.
Chi dịch vụ tăng nhẹ qua các năm, năm 2006 tăng 51 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng 14 triệu đồng so với năm 2006.
Chi lương cho Cán bộ, công nhân viên tăng chủ yếu là chi lương ngoài giờ, chi các khoản đóng góp theo lương, chi ăn ca, do mức lương tối thiểu tăng. Chi lương năm 2006 giảm là do có 3 cán bộ tín dụng xin nghỉ chuyển công tác, sang năm 2007 thì các cán bộ thiếu được bổ sung nên việc chi lương cũng tăng lên. Ngoài ra chi lương tăng là do bậc lương cũng tăng theo qui định, chi lương năng suất V2 theo đơn giá mới của NHNo&PTNT Việt Nam.
Chi hoạt động chủ yếu là chi tuyên truyền khuyến mãi cho khách hàng trong huy động vốn, các khoản chi điện nước theo khung giá kinh doanh, vệ sinh cơ quan, chi lễ tân, khánh tiết.
Chi tài sản năm 2006 tăng 80 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 253 triệu đồng so với năm 2006. Trong đó là do chi khấu hao tài sản cố định tăng, việc tính và trích khấu hao tài sản thực hiện đầy đủ theo công văn 569 NHNo Việt Nam có rút ngắn thời gian sử dụng tài sản, chi sửa chữa quét vôi cho Ngân hàng Khu vực An Hữu, sửa chữa xe đi công tác.
Các khoản chi ngoài lãi phải kể đến chi dự phòng rủi ro tín dụng. Chi dự
phòng rủi ro qua các năm đều có tăng, năm 2006 tăng 88 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng 5.486 triệu đồng so với năm 2006. Đây là khoản chi tăng nhiều nhất trong năm do Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Lợi nhuận giảm trong năm 2007 là do Ngân hàng ngày càng chi cho các khoản để mở rộng việc hoạt động cho Ngân hàng. Ngoài các khoản chi đã kể trên thì còn do một số khoản chi khách quan theo khung giá trích khấu hao tài sản theo qui định Nhà nước, bậc lương nhân viên tăng, chi điện nước theo khung giá kinh doanh, chi điện nước tăng giá, chi dự phòng rủi ro tín dụng do theo qui định phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Đứng trước nhiệm vụ mới, Ban Lãnh đạo chi nhánh đã phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong kinh doanh. Chi nhánh đã đề ra những biện pháp vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài về chiến lược kinh doanh, chiến lược khắc phục rủi ro, trước sự chỉ đạo, điều hành của Ban Lãnh đạo cùng với sự
cố gắng và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên (xem trang 43).
* Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cái Bè trong 3 năm qua (2005-2007):
Tóm lại qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cái Bè từ năm 2005 đến năm 2007, có thể nhận thấy một số kết quả sau:
+ Tình hình huy động vốn: vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm và tốc độ tăng ngày càng cao. Trong đó vốn huy động năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006 (tăng 35,69% số tuyệt đối là 72.866 triệu đồng). Cùng với sự gia tăng của vốn huy động thì vốn điều hoà cũng tăng theo làm tổng nguồn vốn tăng. Nhưng nhìn chung vốn điều hoà luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, đây là vấn đề mà Ngân hàng cần xem xét, đó là tăng vốn huy
động đồng thời giảm vốn điều hoà để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới.
+ Với nguồn vốn có được, Ngân hàng sử dụng chủ yếu là đầu tư vào tín dụng. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn thì Ngân hàng cho vay ngày càng nhiều làm cho doanh số cho vay tăng đáng kể qua 3 năm, chứng tỏ Ngân hàng cho vay rộng rãi đến các đối tượng sản xuất, các thành phần kinh tế,… thị phần tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn huyện ngày càng tăng.
+ Song song với việc tăng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng, hay Ngân hàng thu hồi tốt vốn đầu tư tín dụng của mình, đó là do sự chỉđạo sáng suốt của Ban Giám đốc, sự nhiệt tình, năng nỗ của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ, đồng thời cũng phải kểđến sự chuyển biến tích
cực trong kinh tế huyện, sản xuất kinh doanh hiệu quả tăng nên đảm bảo trở nợ
theo hạn định.
+ Tuy nhiên, Ngân hàng cũng duy trì một mức dư nợ đáng kể để đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặc dù dư nợ có cao nhưng không thể tránh khỏi nợ
quá hạn. Nợ quá hạn này do đa số là của hộ sản xuất, do đây là thành phần kinh tế thực hiện các phưong án sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên, một số yếu tố bất khả kháng làm giảm thậm chí mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng cần tìm mọi biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục những rủi ro do nợ quá hạn gây ra.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập của Chi nhánh tăng mạnh qua 3 năm, nhưng chi phí cũng tăng theo đáng kể đã làm giảm lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2007 giảm so với năm 2006, lợi nhuận năm 2006 thì tăng so với năm 2005. Chi phí tăng chủ yếu là do một số khoảng chi bắt buộc, chi theo lương, mở rộng qui mô kinh doanh, chi tài sản, chi sinh hoạt cũng tăng theo đơn giá mới của Nhà nước,… Trong thời gian tới Ngân hàng cần cố gắng tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng cần tìm mọi biện pháp giảm chi phí.