Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè.pdf (Trang 44 - 46)

Do đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi nên chu kỳ sản xuất thường ngắn, vì thế các hộ nông dân thường vay ngắn hạn (≤12 tháng), còn trung-dài hạn thì có tỷ trọng thấp hơn (Phụ lục 1). Doanh số cho vay hộ sản xuất của NHNo Cái Bè được trình bày trong bảng số liệu sau:

Bảng 5. DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)

NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 321.574 338.705 424.241 17.131 5,33 85.536 25,25 Trung-dài hạn 102.206 113.436 139.939 11.23 10,99 26.503 23,36 Tổng cộng 423.780 452.141 564.180 28.361 6,69 112.039 24,78 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng cộng

Hình 8. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

* Doanh số vay ngắn hạn

Đây là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì đa số khách hàng là nông dân, họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc vườn,… mà nhu cầu vốn đối với những hoạt động này thường không cao nhưng do số lượng khách hàng đông nên tổng giá trị tiền cho vay của Ngân hàng lớn. Thời gian hoàn vốn của vay ngắn hạn tương đối ngắn và lãi suất thấp hơn vay trung - dài hạn. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm đều tăng, cụ thể như

sau: năm 2005 doanh số cho vay đạt 321.574 triệu đồng, sang năm 2006 doanh số cho vay tăng 5,33% tức tăng 17.131 triệu đồng.

Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt đến 424.241 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 85.536 triệu đồng tức tăng đến 25,25%, có thể thấy rằng tỷ trọng ngắn hạn một lần nữa chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay năm 2007 (chiếm 75,20% trong tổng doanh số cho vay).

Việc cho vay ngắn hạn mặc dù thời gian hoàn vốn nhanh, nhưng một khi có biến cố xảy ra đối với người sản xuất thì họ khó có thể tìm được nguồn vốn trả

nợ, do đó nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn cho Ngân hàng cũng rất rất cao.

* Doanh số cho vay trung-dài hạn

Cho vay trung-dài hạn chủ yếu là cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay đi xuất khẩu lao động, mua máy nông nghiệp,… Hơn nữa vay trung-dài hạn thì lãi suất cao hơn, thủ tục và hồ sơ cho vay cũng tương đối nhiều so với vay ngắn hạn, tốn kém thời gian nhiều hơn nhất là thủ tục đăng ký thế chấp tài sản (vay kinh doanh hay các món vay >30 triệu đối với sản xuất nông nghiệp). Do đó nó chưa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Mặt khác, do tâm lý người dân không muốn nợ Ngân hàng quá lâu vì họ nghĩ rằng thu nhập của mình không ổn định nên không trảđúng nợ gốc và lãi theo phân kỳ trả nợ.

Thực tế cho thấy rằng doanh số cho vay trung-dài hạn chỉđạt 102.206 triệu

đồng chiếm tỷ trọng 20,12% trong tổng doanh số cho vay nhưng sang năm 2006 do nhu cầu cuộc sống tăng lên, sửa chữa, xây nhà cần thêm nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng, nhưng một phần cũng do người dân thâm canh sản xuất, cải tạo vườn và mua máy nông nghiệp đầu tư cho sản xuất nên đã làm cho doanh số cho vay trung-dài hạn tăng nhanh.

Doanh số cho vay trung-dài hạn năm 2006 tăng 11.203 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 10,99%. Năm 2007 doanh số cho vay trung-dài hạn tiếp tục tăng, mặc dù tỷ trọng của nó giảm còn 24,08% trong tổng doanh số cho vay năm 2007 nhưng so với năm 2006 doanh số cho vay trung-dài hạn lại tăng được 26.503 triệu đồng triệu đồng hay tăng 23,31%.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè.pdf (Trang 44 - 46)