Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex.pdf (Trang 33)

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX (Cafatex Corporation) SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC 31/03/2008 Nguồn: Phòng tổng vụ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN DƯ ÁN

BAN NGUYÊN LIỆU

TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN ISO – MARKETING BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG TIẾP THỊ & BÁN HÀNG P.XUẤT NHẬP KHẨU Trong đó: -Kho thành phẩm P.CÔNG NGHỆ- KIỂM NGHIỆM Trong đó: -P.Kiểm cảnh quan -P.Kiểm sinh hóa -Nhóm quản lý chất lượng -Nhóm kiểm tra nguyên liệu P.TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN Trong đó: -Kho vật tư P.CƠ ĐIỆN LẠNH Trong đó: -Tổ vận hành -Tổ điện,điện tử,điện lạnh

-Tổ sửa chữa thiết bị

P.TỔNG VỤ Trong đó; -Đội xe

-Đội bảo vệ PCCC -Đội vệ sinh thu gom -Trạm y tế -Tổ BHLĐ -Ban dự án VP ĐẠI DIỆN TẠI TP.HCM XÍ NGHIỆP THỦY SẢN TÂY ĐÔ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM CAFATEX CẦN THIW DL 65 TRẠM THU MUA TÔM VĨNH LỢI XƯỞNG SƠ CHẾ TÔM

XƯỞNG ĐIỀU PHỐI TINH CHẾ TÔM

XƯỞNG TÔM NHẬT BẢN

XƯỞNG TÔM BẮC MỸ & CHÂU ÂU

TRẠM THU MUA TÔM LÀNG CHÂM

3.1.5 Tổng quan về thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của công ty

3.1.5.1 Thuận lợi

- Công ty cổ phần thủy sản Cafatex được đặt ngay tại vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, có nguồn lao động dồi dào, có cơ sở hạ tầng khá tốt.

- Công ty đã đầu tư vào ngành kinh doanh mũi nhọn, theo định hướng phát triển chung trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của tỉnh là đẩy mạnh công nghiệp chế biến, cho nên được sự quan tâm của của các cấp lãnh đạo tỉnh Hậu Giang.

- Công ty có công nghệ chế biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập thông tin và xử lý thông tin chính xác và kịp thời. Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và công nhân viên đ ều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc.

3.1.5.2 Khó khăn

- Khó khăn chung của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy là sản là thiếu vốn. Như là thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, thiếu vốn lưu động để kinh doanh. Nên các doanh nghiệp khó có khả năng thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, chuyển sang xuất khẩu sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng cao.

- Doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang gặp vấn đề lớn về nguyên liệu. Ở nước ta việc nuôi trồng thủy sản vẫn còn mang tính thời vụ. Hơn nữa, công ty Cafatex lại nằm ở vị trí trung tâm của 13 tỉnh thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, không gần biển nên nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vũng Tàu… nên gặp rất nhiều khó khăn.

- Khó khăn lớn phải kể đến là giá cả đầu vào của nền kinh tế đều tăng cao, làm cho giá nguyên liệu về đến nhà xưởng tăng lên rất nhiều so với trước, ảnh hưởng trực tiếp chi phí của doanh nghiệp và giá bán ra thị trường của sản phẩm tăng lên. Điều này thì doanh nghiệp không muốn vì ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Công ty Cafatex hiện tại vẫn chưa có thị trường tiêu thụ nội địa ổn định 3.1.5.3 Phương hướng hoạt động của công ty

- Công ty cổ phần Thủy Sản CAFATEX là đơn vị xuất khẩu thủy sản nên chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của Công ty. Tiến đến đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh, biến Cafatex chuyên xuất khẩu hải sản sang một Cafatex thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ xuất khẩu và cả thị trường nội địa.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU, Châu Phi vì đây là những thị trường tiềm năng và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh ở chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các thị trường nước ngoài đòi hỏi sản phẩm Công ty phải đạt được các chuẩn quốc tế về tất cả các mặt như nhất lượng sản phẩm, dư lượng kháng sinh… áp dụng chương trình quản lý chất lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, ISO 9002,… Đồng thời, Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động marketing, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và thực hiện chuyên môn hoá các mặt hàng chính của công ty.

- Công ty cũng phấn đấu tăng doanh thu, hoàn thành các khoản phải trả, tạo thêm nhiều việc làm nhằm giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp, cố gắng tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Cụ thể, Kế hoạch của công ty năm 2009: Nhận định vào tình hình suy thoái và khủng hoảng kinh tế.

+ Sản xuất 12.000 tấn Cá thành phẩm, 33,6 triệu USD + Sản xuất 2.000 tấn Tôm, 16,4 triệu USD

3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY3.2.1 Phân loại lao động: 3.2.1 Phân loại lao động:

Cafatex là một trong những doanh nghiệp nhà nước chủ lực của tỉnh mới được cổ phần hóa theo chủ trương của chính phủ trong năm 2004. Công ty quy tụ nguồn nhân lực với trên 2.000 lao động (bộ máy gián tiếp chiếm khoảng 1,7%) lao động có tay nghề cao trong chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng, làm viêc tại 2 nhà máy chế biến tôm và cá tra. Bên cạnh đó, công ty có 1 bộ máy quản trị đủ năng lực (trong đó có nhiều kỹ sư chế biến thực phẩm , kỹ sư quản lý kinh tế…), nhạy bén, có nhiều kinh nghiệm, năng động trong quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh thích nghi tốt với cơ chế thị trường. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THÁNG 12/ 2008

Đơn vị tính: người

STT Cơ cấu lao động Số lao động

1 Lao động trực tiếp 1.920 2 Lao động gián tiếp 233 3 Tổng số lao động 2.153

Nguồn: Phòng tổng vụ Công Ty Thuỷ sản Cafatex

Qua bảng 1, đến tháng 12/ 2008 lực lượng lao động toàn xí nghiệp là 2.153 người. Trong đó:

+ Lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm có 1.290 người (chiếm 89,17%) trong số này có lao động ký hợp đồng lao động thời vụ (dưới 3 tháng) thường làm công việc có thời gian ngắn, làm theo mùa. Số lao động này thường xuyên biến động.

+ Lao động gián tiếp 233 người (chiếm 10,83%) là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu…

Điều đó cho thấy lực lượng tình hình lao động trong doanh nghiệp là rất ổn định luôn có thể đáp ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất. Công ty từng bước

đào tạo công nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao hơn, luôn đảm bảo đủ nguồn lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Bảng 2 : TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Đơn vị tính : người

Cơ cấu lao động Số lao động Trình độ học vấn

Đại học Trung cấp Phổ thông Lao động trực tiếp 1.920 - 27 1.893 Lao động gián tiếp 233 143 68 22 Tổng số lao động 2.153 143 95 1.915

% 100 6,64 4,41 88,95

Nguồn : Phòng tổng vụ Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Hình 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CÔNG TY CAFATEX

 Đánh giá:

Qua biểu đồ 1, ta thấy số lao động phổ thông của Công ty còn chiếm rất nhiều, chiếm 89% so với tổng số lao động của toàn Công ty. Với số lao động có trình độ phổ thông thì đa số là bộ phận lao động trực tiếp của Công ty. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì Công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt một trình

độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh của Công ty được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và thành thạo trong công việc. Do đó, Công ty Cafatex đang chuẩn bị xúc tiến một đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hình 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CÔNG TY CAFATEX

Bộ phận lao động gián tiếp của Công ty gồm nhiều bộ phận thuộc các phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua,…Trình độ của bộ phận lao động gián tiếp này được thể hiện cụ thể thông qua bảng 1 và biểu đồ 2, qua biểu đồ này, ta thấy rõ tổng số lao động của bộ phận lao động gián tiếp là 233 người. Trong đó, số lao động có trình độ Đại học là 143 người chiếm 62%, số lao động có trình độ Trung cấp là 68 người chiếm 29% và số lao động phổ thông là 22 người chiếm 9%. Từ đó, cho thấy trình độ Đại học chiếm một số lượng rất lớn trong tổng lực lượng lao động gián tiếp của Công ty nên Công ty luôn có nhưng chiến lược xuất nhập khẩu phù hợp thúc đẩy tình hình hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của Công ty ngày càng phát triển mạnh và rất hiệu quả.

Mặt khác, Công ty Cafatex là một doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên việc bố trí các phòng ban theo từng chức năng của Công ty như hiện nay là rất phù hợp. Đồng thời, việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của Công ty cho phép các bộ phận hoạt động, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất hợp lý.

 Hiện nay, do nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đòi hỏi trình độ chuyên môn của người lao động phải được nâng cao, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn trong việc thi tuyển đầu vào sao cho phù hợp với quá trình phát triển lâu dài của công ty. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới Công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việc hơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty. Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty.

3.2.2 Tổ chức hoạch toán lao động

Công ty tổ chức việc theo dõi tình hình sử dụng lao động vừa hạch toán theo thời gian lao động vừa hạch toán về kết quả lao động.

3.2.2.1 Hạch toán số lượng lao động :

a. Phân loại lao động theo thời gian lao động :

+Lao động trong danh sách biên chế của Công ty gồm cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn.

+ Lao động mang tính thời vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những lao động trong biên chế được Công ty chú trọng quan tâm, có kế hoạch sử dụng dự trù hằng năm. Đồng thời đây cũng là lực lượng được hưởng chính sách đào tạo nâng cao trình độ tay nghề.

b. Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình kinh doanh + Lao động bán hàng: nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường…

+ Lao động thực hiện chức năng quản lý : nhân viên quản lý hành chính, quản lý kinh tế như Ban Giám Đốc, các trưởng, phó phòng ban, ….

Cách phân loại này giúp cho vịêc tập hợp chi phí lao động kịp thời và chính xác. Biết được tỉ trọng của từng loại lao động chiếm trong tổng số từ đó giúp cho việc phân công bố trí lao động một cách hợp lý trong Công ty.

3.2.2.2 Hạch toán thời gian lao động

Việc hạch toán thời gian lao động trong Doanh nghiệp phụ thuộc vào công việc được phân công.

+Làm việc theo ca kíp gồm : Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, nhân viên phân xưởng.

+Làm việc theo giờ hành chính: Người lao động chuyên môn nghiệp vụ tại các phòng, phòng tổ chức nhân sự, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, ban Lãnh Đạo…

Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của người lao động, lý do nghỉ việc,... Hàng ngày trưởng các phòng ban, tổ trưởng phụ trách các tổ sẽ điểm danh trực tiếp và công khai để cùng người lao động giám sát chặt chẽ thời gian lao động của từng người. Mẫu bảng chấm công được sử dụng chung cho toàn Công ty.

3.2.2.3 Hạch toán về kết quả lao động

Hàng ngày các tổ trưởng căn cứ vào phiếu giao công việc hoặc lệnh sản xuất xác định rõ nội dung công việc, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành để chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động. Khi hoàn thành công việc, các tổ trưởng báo cáo và nộp phiếu giao việc, lệnh sản xuất, bảng chấm công về phòng tổ chức nhân sự xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán tổng hợp các chứng từ để làm cơ sở tính lương cho từng công nhân, thanh toán lương cho họ và làm cơ sở để phân bổ vào chi phí.

3.2.3 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động trong năm 2008

Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG NHÂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT NĂM 2008

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Mức Tỷ lệ %

Giá trị sản xuất(1.000đ) 811.121.540 748.980.201 (62.141.339) (7,66) Số công nhân sản 2.320 2.057 (263) (11,34) xuất bình quân(BQ)

Năng suất lao động

(1.000đ/người/năm) 349.621,35 364.112,88 14.491,53 4,14

Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2007 và 2008 công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Qua bảng phân tích trên cho thấy : Mức biến động tuyệt đối về công nhân trực tiếp năm 2008 so với năm 2007 giảm 11,3% tương ứng 263 công nhân. Như vậy quy mô về số lượng công nhân sản xuất năm nay giảm so với năm trước. Và giá trị sản lượng cũng giảm 7,66%. Tuy nhiên năng suất lao động bình quân tăng 4,14%. Điều đó đã chứng tỏ công ty đã tổ chức quản lý, sử dụng tương đối tốt lao động nên năng suất tăng. Mức biến động tuyệt đối chưa phản ánh tình hình sử dụng công nhân sản xuất như thế nào. Thông qua chỉ tiêu mức biến động tương đối mới thể hiện được hiệu suất của tình hình sử dụng lao động.

748.980.201.224 -77 công nhân = 2.057 - 2.320 x

811.121.540.640

-77 công nhân = 2.057 - 2.134

Mức biến động tương đối công nhân trực tiếp giảm 77 công nhân, biểu hiện trong điều kiện của năm 2007 là: doanh nghiệp cần 2.320 công nhân để đạt được 811.121.540.640đ giá trị sản lượng, năm 2008 giá trị sản lượng đạt là

Mức biến động CNSX CNXS Hệ số điều chỉnh = - x

748.980.201.224đ thì cần 2.143 công nhân nhưng công ty chỉ sử dụng 2.057 công nhân. Vậy so với năm 2007 doanh nghiệp tiết kiệm được 77 công nhân, điều này chứng tỏ việc sử dụng công nhân sản xuất trực tiếp năm 2008 có hiệu quả hơn năm 2007.

Để làm rõ nguyên nhân kết quả sản xuất thay đổi ta xét : Kết quả sản xuất về chỉ tiêu giá trị sản lượng năm nay so với năm trước giảm 62.141.339.416 đồng, do hai nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex.pdf (Trang 33)