Cách thanh toán lương

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex.pdf (Trang 52)

Công ty thanh toán lương cho nhân viên chia làm 2 đợt + Đợt 1: Từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng đó + Đợt 2: Từ ngày 10 đến ngày 15 của tháng sau

Ở Công ty việc thanh toán lương luôn kịp thời, đúng hạn, không có trường hợp Công ty trả chậm tiền lương cho người lao động một tháng dù cho tháng đó làm ăn không hiệu quả vì quỹ lương được trích dự phòng lập trước.

Bảng chấm công Cán bộ công nhân viên Phòng kế toán Phòng tổng vụ Ban giám đốc Thủ quỹ Tổ trưởng các bộ phận Bảng tổng hợp sản lượng tính lương

Công ty việc trả lương cho nhân viên vừa bằng tiền mặt vừa qua tài khoản Ngân Hàng.

+ Thanh toán bằng tiền mặt đối với công nhân thời vụ

+ Thanh toán bằng thẻ ATM: ngân hàng Ngoại thương (nhân viên quản lý), ngân hàng đầu tư và phát triển (công nhân)

3.4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG

Bảng 5 : SO SÁNH LAO ĐỘNG VÀ QŨY TIỀN LƯƠNG TRONG NĂM 2008

Tháng

Số lao động(người)

Quỹ lương phân phối(đồng) 1 2.550 3.468.641.334 2 2.479 3.535.006.200 3 2.377 2.997.518.436 4 2.227 3.665.163.296 5 2.006 3.776.240.238 6 1.928 3.719.586.618 7 2.126 3.981.027.741 8 2.505 4.696.445.646 9 2.544 4.454.413.784 10 2.328 3.580.722.774 11 2.255 3.283.383.101 12 2.153 2.889.812.392

Hình 3: BIỂU DIỄN SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC THÁNG NĂM 2008

Hình 4: BIỂU DIỄN QUỸ LƯƠNG CÁC THÁNG TRONG NĂM 2008

Nhìn vào đồ thị ta có thể nhận xét một điều là số lao động và quỹ lương luôn biến động qua các tháng trong năm 2008.

− Số lao động và quỹ lương có khuynh hướng là một gấp khúc, điểm gấp khúc của tháng cao và tháng thấp (quỹ lương tháng 8 là 4.696.445.646 đồng so với tháng 12 là 2.889.812.392 đồng), (số lao động tháng 9 là 2.544 người so với tháng 6 là 1.928 người).

− Sở dĩ quỹ lương của tháng 8 và tháng 9 cao do: công ty có đơn đặt hàng nhiều, thị phần mở rộng… đã làm cho doanh thu của 2 tháng này cao, dẫn đến quỹ lương của 2 tháng 8, 9 cao. Các tháng còn lại tương đối ổn định.

− Số lao động trong các tháng biến động, do công ty có công nhân làm việc theo thời vụ (dưới 90 ngày). Số lao động những tháng đầu năm có xu hướng giảm (tháng 1 đến tháng 6). Nguyên nhân chính là do tâm lý của người lao động (sau những ngày nghỉ tết Nguyên Đán một số công nhân thường có tâm lý không muốn đi làm, Mặt khác - thời điểm trước vụ thu hoạch lúa hè thu 2008 - lúa được giá, không ít lao động nông thôn đã chọn ở lại quê làm nông nghiệp; kể cả có người bỏ việc làm tại các doanh nghiệp trở về quê …).Công ty phải tuyển thêm công nhân để bảo bảo tốc độ sản xuất bình thường. Đến những tháng cuối năm lao động có xu hướng tăng trở lại.

−Trong tháng 1: Đây là tháng có số lượng công nhân cao nhất trong năm (2.550 công nhân). Trong khi đó doanh thu lại giảm do thị trường ngành thủy sản biến động nên công ty không có đơn đặt hàng, dẫn đến quỹ lương thấp.

− Tháng 6: số lượng công nhân của công ty là 1.928 công nhân, giảm nhiều so với tháng 1. Tuy nhiên quỹ lương của tháng 6 cao là do: doanh thu của công ty vào tháng này, bên cạnh đó thì số lượng công nhân đã có xu hướng giảm từ tháng 2 ảnh hưởng không tốt tinh thần cán bộ - công nhân viên của công ty. Công ty đã có những chế độ hỗ trợ thêm tiền lương cho công nhân viên thông qua các khoản phụ cấp trích từ quỹ dự phòng.

Nhìn chung số lao động và quỹ lương phân phối biến động tương đương. Mặc dù, kinh doanh năm 2008 của công ty gặp nhiều khó khăn, do bị tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ở Viêt Nam. Chứng tỏ, Công ty luôn quan tâm đến thu nhập của người lao động. Luôn có những kế hoạch, biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng biến động của quỹ lương làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động.

BẢNG 6 : TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN VIÊN

Khoản Mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng quỹ lương 36.704.000 43.818.250 44.082.500 (1.000đ)

Số lao động (người) 2.368 2.555 2.290 Thu nhập bình quân 1.292 1.429 1.604 (1.000đ/người/tháng)

Nguồn : Phòng tổng vụ công ty Cổ phần Thuỷ Sản Cafatex

Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thấy:

+ Số lao động của năm 2007 tăng 7,9% so với năm 2006.

Sỡ dĩ số lao động tăng là do kinh doanh năm 2006 có hiệu quả nên năm 2007 , công ty mở rộng qui mô sản xuất nên tuyển thêm nhân viên. Do đó, số lao động tăng và thu nhập bình quân tăng là điều tất yếu.

+ Số lao động của năm 2008 giảm 10,3% so với năm 2007

Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu, không có đơn đặt hàng mới nên công ty giảm công suất điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm công nhân.

BIỂU ĐỒ 6: BIỂU DIỄN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

o Tổng quỹ tiền lương của năm 2007 so với năm 2006 tăng là 19,4% dẫn đến tiền lương bình quân của năm 2007 so với năm 2006 tăng 10,6%.

o Tổng quỹ tiền lương của năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,6% dẫn đến tiền lương bình quân của năm 2008 so với năm 2007 tăng 12,2%.

Tiền lương được phát cho CB-CNV được lấy từ nguồn tổng quỹ lương của công ty, tổng quỹ lương của công ty phụ thuộc vào doanh thu của công ty.

Doanh thu công ty qua các năm liên tục giảm do đơn đặt hàng giảm, thiếu nguyên liệu. Tuy nhiên, quỹ lương tăng do công ty tăng đơn giá tiền lương kích thích người lao động và đảm bảo đời sống cho người lao động trong thời kỳ khủng hoảng, và cũng do năm 2007 công ty áp dụng chế độ trả lương theo qui định mới, nâng mức lương cơ bản từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng và năm 2008 mức lương cơ bản 540.000đồng. Điều này làm cho thu nhập của CB-CNV tăng lên đáng kể: tiền lương mà CB - CNV lãnh là kết quả của quá trình lao động của bản thân.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

4.1. Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh

Bảng 7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SẢN LƯỢNG

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % lượng lượng Sản lượng(tấn) 18.352 17.885 17.519 (467) (2,54) (367) (2,05) Lao động (BQ) 2.368 2.555 2.290 187 7,90 (265) (10,37)

Năng suất lao 7,75 7,00 7,65 (0,75) (9,68) 0,65 9,29 động(tấn/ng/năm)

Nguồn: Báo cáo tình hình thu mua-sản xuất-tiêu thụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Bảng 8: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DOANH THU

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/ 2006 2008/ 2007 Số chênh Tỷ lệ % Số chênh Tỷ lệ % lệnh lệnh Doanh thu(1000đ) 1.063.099.812 893.831.083 817.311.605 (169.268.729) (15,92) (76.519.478) (7,20) Lao động (BQ) 2.368 2.555 2.290 187 7,90 (265) (11,19) Năng suất lao

448.944,18 349.836,04 356.904,63 (99.108,14) (22,08) 7.069 1,57 động(1000đ/ng/năm)

Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Qua số liệu trên, số lao động năm 2007 tăng nhưng hiệu quả làm việc so với năm 2006 lại giảm, dẫn đến sản lượng và doanh thu đều giảm. Điều này cho thấy công ty cần xem xét việc tăng lực lượng lao động vì sự tăng lao động là hợp

lý nhưng hiệu quả đem lại không cao mà lương chia trên sản phẩm tiêu thụ, doanh thu đạt được nên nếu chia cho nhiều người thì thu nhập sẽ giảm. Vì vậy, muốn tăng sản lượng sản xuất không nhất thiết phải tăng số lao động mà công ty nên bố trí lao động hợp lý để người lao động có điều kiện làm việc tốt nhất từ đó tăng năng suất lao động.

Năm 2008 công ty đã giảm số lao động so với năm 2007 điều này là hợp lý vì đây không phải là nguyên nhân làm giảm sản lượng và doanh thu do hiệu suất làm việc của người lao động tăng. Chứng tỏ, năm 2008 so với năm 2007 công ty quản lý và phân bổ lao động hợp lý hơn. Mặc dù, sản lượng và doanh thu năm 2008 đều giảm so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do tình hình biến động chung của thị trường, khủng hoảng về kinh tế, tài chính, v.v. thị trường bị co hẹp. Với 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, basa, công ty cũng không thoát khỏi khó khăn chung. "Giá tôm cao hơn cuối năm ngoái khoảng 20%”. Giá cá basa cũng trên trời. Kể từ khi Mỹ kiện bán phá giá tôm đến nay, hầu như công ty không bán được lô hàng nào vào thị trường này. Các đơn hàng cá tra, basa sang đây cũng rất ít.

Nhìn chung qua 3 năm doanh thu liên tục giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều bán không chạy do Tôm là một sản phẩm cao cấp mà đây là một trong những sản phẩm chủ yếu của công ty. Năm 2007 doanh thu giảm so với năm 2006 . Đến năm 2008 công ty đã giảm số lao động đây là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí. Và biện pháp này càng thể hiện rõ hiệu quả khi năng suất lao động của người lao động tăng so với năm 2007. Tóm lại, năm 2007 sử dụng lao động chưa hợp lý nhưng đến năm 2008 năng suất lao động tăng, chứng tỏ công ty sử dụng lao động có hiệu quả hơn.

4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.

Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện chi phí tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thuỷ Sản Cafatex ta sẽ đi vào phân tích chỉ tiêu về xác định tỷ suất chi phí tiền lương qua các số liệu thực tế tại công ty trong năm (2006-2008). Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền

lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như: Đơn giá tiền lương, tiền lương bình quân, năng suất lao động đến quỹ tiền lương của công ty; từ đó có những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động, quan tâm đến thu nhập của công nhân viên cũng như đời sống của công nhân viên trong công ty.

4.2.1.Phân tích các chỉ tiêu năm 2006 và năm 2007

Bảng 9: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2006 VÀ 2007

Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch

2006 2007 2007/ 2006

Số chênh Tỷ lệ %

lệnh

Tổng sản

lượng(tấn) 18.352 17.885 (467) (2,54) Đơn giá tiền lương 2.000 2.450 450 23

(ngàn đồng/tấn)

Quỹ tiền lương 36.704.000 43.818.250 7.114.250 19,38 (1.000đ)

Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Như ta đã biết:

Tổng quỹ lương = tổng sản lượng * ĐGTL * Gọi Q là tổng quỹ tiền lương

a là tổng sản lượng b là đơn giá tiền lương Ta được: Q = a x b Cụ thể:

- Quỹ tiền lương năm 2006 của công ty là:

Q06 = a06 x b06 = 18.352 x 2.000 = 36.704.000 ngàn đồng/năm - Quỹ tiền lương năm 2007 của công ty là:

Q07 = a07 x b07 = 17.885 x 2.450 = 43.818.250 ngàn đồng/năm. Ta thấy, chênh lệch quỹ tiền lương năm 2007 so với năm 2006 là:

Q = Q07 - Q06 = 43.818.250 - 36.704.000 = 7.114.250 ngàn đồng.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng của quỹ tiền lương:

- Ảnh hưởng bởi tổng số sản phẩm:

a = a07 x b06 - a06 x b06

= 17.885 x 2.000 - 18.352 x 2.000 = - 934.000 ngàn đồng

Do tổng số sản phẩm thực hiện năm 2007 so năm 2006 giảm 467 tấn hay giảm 2,54% đã làm cho tổng quỹ tiền lương giảm 934.000 ngàn đồng.

- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân:

b = a07 x b07 - a07 x b06

= 17.885 x 2.450 - 17.885 x 2.000 = + 8.048.250 ngàn đồng

Do đơn giá tiền lương bình quân năm 2007 so năm 2006 tăng 450 ngàn đồng/năm hay tăng 23% đã làm tổng quỹ tiền lương tăng 8.048.250 ngàn đồng.

 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

+ Nhân tố làm giảm : Tổng sản lượng = - 934.000 ngàn đồng + Nhân tố làm tăng : Đơn giá tiền lương = + 8.048.250 ngàn đồng

a + b = - 934.000 ngàn đồng + 8.048.250 ngàn đồng = 7.114.250 ngàn đồng.

Vậy tổng quỹ tiền lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.

* Tuy nhiên, để xét đến chất lượng quản lý, cần xét thêm nhân tố năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng quát biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời năng suất lao động còn biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lao động hiện có tại doanh nghiệp.

Ta có công thức sau: năng suất lao động về sản lượng

Sản lượng Năng suất lao động =

Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố: sản lượng, năng suất lao động, tiền lương bình quân:

Bảng 10: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2006 VÀ NĂM 2007

Chỉ tiêu Năm Năm Chênh lệch

2006 2007 2007/ 2006 Số chênh Tỷ lệ % lệch Tổng sản lượng(tấn) 18.352 17.885 (467) (2,54) Lao động (BQ) 2.368 2.555 187 7,90 Năng suất lao 7,75 7,00 (0,8) (9,68) động(tấn/ng/năm)

Đơn giá tiền lương 2.000 2.450 450 22,5 (1000đ/tấn)

Quỹ tiền lương 36,704.000 43.818.250 7.114.250 19,38 (1000đ)

Nguồn: Phòng tổng vụ công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Gọi Q: Quỹ tiền lương a: Lao động bình quân

b : năng suất lao động bình quân c : Đơn giá tiền lương

Q = Q07 - Q06

= a07 x b07 x c07 - a06 x b06 x c06

= 2.555 x 7 x 2.450 - 2.368 x 7,75 x 2.000 = 7.114.250 ngàn đồng.

Vậy quỹ tiền lương năm 2007 so năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương:

- Ảnh hưởng bởi lao động bình quân

Quỹ tiền lương = Lao động BQ x Năng suất lao động BQ x Đơn giá tiền lương

 a = a07 x b06 x c06 - a06 x b06 x c06

= 2.555 x 7,75 x 2.000 - 2.368 x 7,75 x 2.000 = + 2.898.500 ngàn đồng.

- Ảnh hưởng bởi nhân tố năng suất lao động:

b = a07 x b07 x c06 - a07 x b06 x c06

= 2.555 x 7 x 2.000 - 2.555 x 7,75 x 2.000 = - 3.832.500 ngàn đồng

- Ảnh hưởng bởi nhân tố đơn giá tiền lương bình quân

c = a07 x b07 x c07 - a07 x b07 x c06

= 2.555 x 7 x 2.450 - 2.555 x 7 x 2.000 = + 8.048.250 ngàn đồng

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

+ Nhân tố làm tăng tổng quỹ lương:

Lao động bình quân : + 2.898.500 ngàn đồng Đơn giá tiền lương : + 8.048.250 ngàn đồng + Nhân tố làm giảm tổng quỹ lương:

Năng suất lao động bình quân : - 3.832.500 ngàn đồng

Vậy tổng quỹ lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 7.114.250 ngàn đồng

Nhận xét:

- Nhân tố lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 187 người hay 7,9% đã làm cho tổng quỹ lương thực hiện năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.898.500 ngàn đồng. Quỹ lương tăng do số lao động tăng là điều bình thường.

- Nhân tố đơn giá tiền lương bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 450 ngàn đồng/tấn/năm hay tăng 22,5% nên làm tổng quỹ lương tăng 8.048.250 ngàn đồng. Điều này là phù hợp với nội dung phân tích trên.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex.pdf (Trang 52)