0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX.PDF (Trang 37 -37 )

3.2.1 Phân loại lao động:

Cafatex là một trong những doanh nghiệp nhà nước chủ lực của tỉnh mới được cổ phần hóa theo chủ trương của chính phủ trong năm 2004. Công ty quy tụ nguồn nhân lực với trên 2.000 lao động (bộ máy gián tiếp chiếm khoảng 1,7%) lao động có tay nghề cao trong chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng, làm viêc tại 2 nhà máy chế biến tôm và cá tra. Bên cạnh đó, công ty có 1 bộ máy quản trị đủ năng lực (trong đó có nhiều kỹ sư chế biến thực phẩm , kỹ sư quản lý kinh tế…), nhạy bén, có nhiều kinh nghiệm, năng động trong quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh thích nghi tốt với cơ chế thị trường. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Bảng 1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THÁNG 12/ 2008

Đơn vị tính: người

STT Cơ cấu lao động Số lao động

1 Lao động trực tiếp 1.920 2 Lao động gián tiếp 233 3 Tổng số lao động 2.153

Nguồn: Phòng tổng vụ Công Ty Thuỷ sản Cafatex

Qua bảng 1, đến tháng 12/ 2008 lực lượng lao động toàn xí nghiệp là 2.153 người. Trong đó:

+ Lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm có 1.290 người (chiếm 89,17%) trong số này có lao động ký hợp đồng lao động thời vụ (dưới 3 tháng) thường làm công việc có thời gian ngắn, làm theo mùa. Số lao động này thường xuyên biến động.

+ Lao động gián tiếp 233 người (chiếm 10,83%) là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu…

Điều đó cho thấy lực lượng tình hình lao động trong doanh nghiệp là rất ổn định luôn có thể đáp ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất. Công ty từng bước

đào tạo công nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao hơn, luôn đảm bảo đủ nguồn lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Bảng 2 : TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Đơn vị tính : người

Cơ cấu lao động Số lao động Trình độ học vấn

Đại học Trung cấp Phổ thông Lao động trực tiếp 1.920 - 27 1.893 Lao động gián tiếp 233 143 68 22 Tổng số lao động 2.153 143 95 1.915

% 100 6,64 4,41 88,95

Nguồn : Phòng tổng vụ Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Hình 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CÔNG TY CAFATEX

 Đánh giá:

Qua biểu đồ 1, ta thấy số lao động phổ thông của Công ty còn chiếm rất nhiều, chiếm 89% so với tổng số lao động của toàn Công ty. Với số lao động có trình độ phổ thông thì đa số là bộ phận lao động trực tiếp của Công ty. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì Công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt một trình

độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh của Công ty được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và thành thạo trong công việc. Do đó, Công ty Cafatex đang chuẩn bị xúc tiến một đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hình 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CÔNG TY CAFATEX

Bộ phận lao động gián tiếp của Công ty gồm nhiều bộ phận thuộc các phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua,…Trình độ của bộ phận lao động gián tiếp này được thể hiện cụ thể thông qua bảng 1 và biểu đồ 2, qua biểu đồ này, ta thấy rõ tổng số lao động của bộ phận lao động gián tiếp là 233 người. Trong đó, số lao động có trình độ Đại học là 143 người chiếm 62%, số lao động có trình độ Trung cấp là 68 người chiếm 29% và số lao động phổ thông là 22 người chiếm 9%. Từ đó, cho thấy trình độ Đại học chiếm một số lượng rất lớn trong tổng lực lượng lao động gián tiếp của Công ty nên Công ty luôn có nhưng chiến lược xuất nhập khẩu phù hợp thúc đẩy tình hình hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của Công ty ngày càng phát triển mạnh và rất hiệu quả.

Mặt khác, Công ty Cafatex là một doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên việc bố trí các phòng ban theo từng chức năng của Công ty như hiện nay là rất phù hợp. Đồng thời, việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của Công ty cho phép các bộ phận hoạt động, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất hợp lý.

 Hiện nay, do nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đòi hỏi trình độ chuyên môn của người lao động phải được nâng cao, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn trong việc thi tuyển đầu vào sao cho phù hợp với quá trình phát triển lâu dài của công ty. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới Công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việc hơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty. Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty.

3.2.2 Tổ chức hoạch toán lao động

Công ty tổ chức việc theo dõi tình hình sử dụng lao động vừa hạch toán theo thời gian lao động vừa hạch toán về kết quả lao động.

3.2.2.1 Hạch toán số lượng lao động :

a. Phân loại lao động theo thời gian lao động :

+Lao động trong danh sách biên chế của Công ty gồm cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn.

+ Lao động mang tính thời vụ

Những lao động trong biên chế được Công ty chú trọng quan tâm, có kế hoạch sử dụng dự trù hằng năm. Đồng thời đây cũng là lực lượng được hưởng chính sách đào tạo nâng cao trình độ tay nghề.

b. Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình kinh doanh + Lao động bán hàng: nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường…

+ Lao động thực hiện chức năng quản lý : nhân viên quản lý hành chính, quản lý kinh tế như Ban Giám Đốc, các trưởng, phó phòng ban, ….

Cách phân loại này giúp cho vịêc tập hợp chi phí lao động kịp thời và chính xác. Biết được tỉ trọng của từng loại lao động chiếm trong tổng số từ đó giúp cho việc phân công bố trí lao động một cách hợp lý trong Công ty.

3.2.2.2 Hạch toán thời gian lao động

Việc hạch toán thời gian lao động trong Doanh nghiệp phụ thuộc vào công việc được phân công.

+Làm việc theo ca kíp gồm : Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, nhân viên phân xưởng.

+Làm việc theo giờ hành chính: Người lao động chuyên môn nghiệp vụ tại các phòng, phòng tổ chức nhân sự, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, ban Lãnh Đạo…

Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của người lao động, lý do nghỉ việc,... Hàng ngày trưởng các phòng ban, tổ trưởng phụ trách các tổ sẽ điểm danh trực tiếp và công khai để cùng người lao động giám sát chặt chẽ thời gian lao động của từng người. Mẫu bảng chấm công được sử dụng chung cho toàn Công ty.

3.2.2.3 Hạch toán về kết quả lao động

Hàng ngày các tổ trưởng căn cứ vào phiếu giao công việc hoặc lệnh sản xuất xác định rõ nội dung công việc, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành để chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động. Khi hoàn thành công việc, các tổ trưởng báo cáo và nộp phiếu giao việc, lệnh sản xuất, bảng chấm công về phòng tổ chức nhân sự xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán tổng hợp các chứng từ để làm cơ sở tính lương cho từng công nhân, thanh toán lương cho họ và làm cơ sở để phân bổ vào chi phí.

3.2.3 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động trong năm 2008

Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG NHÂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT NĂM 2008

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Mức Tỷ lệ %

Giá trị sản xuất(1.000đ) 811.121.540 748.980.201 (62.141.339) (7,66) Số công nhân sản 2.320 2.057 (263) (11,34) xuất bình quân(BQ)

Năng suất lao động

(1.000đ/người/năm) 349.621,35 364.112,88 14.491,53 4,14

Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2007 và 2008 công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex

Qua bảng phân tích trên cho thấy : Mức biến động tuyệt đối về công nhân trực tiếp năm 2008 so với năm 2007 giảm 11,3% tương ứng 263 công nhân. Như vậy quy mô về số lượng công nhân sản xuất năm nay giảm so với năm trước. Và giá trị sản lượng cũng giảm 7,66%. Tuy nhiên năng suất lao động bình quân tăng 4,14%. Điều đó đã chứng tỏ công ty đã tổ chức quản lý, sử dụng tương đối tốt lao động nên năng suất tăng. Mức biến động tuyệt đối chưa phản ánh tình hình sử dụng công nhân sản xuất như thế nào. Thông qua chỉ tiêu mức biến động tương đối mới thể hiện được hiệu suất của tình hình sử dụng lao động.

748.980.201.224 -77 công nhân = 2.057 - 2.320 x

811.121.540.640

-77 công nhân = 2.057 - 2.134

Mức biến động tương đối công nhân trực tiếp giảm 77 công nhân, biểu hiện trong điều kiện của năm 2007 là: doanh nghiệp cần 2.320 công nhân để đạt được 811.121.540.640đ giá trị sản lượng, năm 2008 giá trị sản lượng đạt là

Mức biến động CNSX CNXS Hệ số điều chỉnh = - x

748.980.201.224đ thì cần 2.143 công nhân nhưng công ty chỉ sử dụng 2.057 công nhân. Vậy so với năm 2007 doanh nghiệp tiết kiệm được 77 công nhân, điều này chứng tỏ việc sử dụng công nhân sản xuất trực tiếp năm 2008 có hiệu quả hơn năm 2007.

Để làm rõ nguyên nhân kết quả sản xuất thay đổi ta xét : Kết quả sản xuất về chỉ tiêu giá trị sản lượng năm nay so với năm trước giảm 62.141.339.416 đồng, do hai nguyên nhân:

-Ảnh hưởng của nhân tố số lượng nhân công:

( 2.057 – 2.320 ) x 349.621,35= - 91.950.415 (ngàn đồng)

Do số lượng công nhân giảm 263 người nên giá trị sản lượng giảm 91.950.415 ngàn đồng.

-Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động:

2.057 x (362.112,88 – 349.621,35) = + 29.809.077 (ngàn đồng) Do năng suất lao động của công nhân tăng 14.491,53 ngàn đồng/người nên giá trị sản lượng tăng 29.809.077 đồng.

Qua sự phân tích trên ta thấy lượng lao động năm 2008 so với năm 2007 giảm 263 công nhân thì với năng suất lao động năm 2007 là 349.621,35 ngàn đồng sẽ làm cho giá trị sản xuất giảm 91.950.415 ngàn đồng. Tuy nhiên, năng suất lao động của công nhân năm 2008 lại tăng so với năm 2007 là 14.491,53 ngàn đồng. Qua sự phân tích trên ta thấy tốc độ tăng của năng suất lao động ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng của giá trị sản xuất, đồng thời việc quản lý và sử dụng lao động ở Công ty năm 2008 là tương đối tốt cần phát huy hơn nữa.

Trong Công ty ngoài lực lượng nhân viên sản xuất thì lực lượng các nhân viên như : nhân viên kỹ thuật, quản lý, nhân viên khác... Tuy nhiên do số lượng của những nhân viên này chiếm tỷ lệ nhỏ. Vì vậy, sẽ không đi vào phân tích biến đông của lực lương này.

3.3 PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 3.3.1 Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty 3.3.1 Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty

Công ty sử dụng cả hai hình thức tiền lương: lương thời gian và lương sản phẩm áp dụng cho toàn Công ty.

 Lương thời gian: Mức lương này làm cơ sở để tính BHXH, BHYT cho người lao động.

Ở Công ty quy định ngày công của một nhân viên trong tháng nếu đầy đủ là 26 ngày, tùy vào số ngày làm việc đầy đủ hay vắng mặt (do các phòng ban và cơ sở trực thuộc báo lên) mà Công ty sẽ có tỷ suất điều chỉnh lương cơ bản một cách hợp lý. Tuy nhiên mức lương Nghị Định ở Công ty tính cho nhân viên thường hưởng đủ 26 ngày công vì vậy ngày công không ảnh hưởng nhiều đến lương Nghị Định của Công ty.

Mức lương cơ bản hiện nay Nhà Nước quy định tối thiểu là 540.000 đồng/tháng, nghị định 166/NĐ-CP, 167/NĐ-CP và 168/NĐ-CP (áp dụng từ 1.1.2008).

 Lương công nhật (còn gọi là lương thời gian): là mức lương do sự thỏa thuận của người lao động với công ty trước khi làm việc, áp dụng đối với lao động gián tiếp của công ty như nhân viên phòng kế toán, phòng tổng vụ, phòng tiếp thị bán hàng, phòng cơ điện lạnh.

 Lương sản phẩm: đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

Có bộ phận hưởng lương tập thể, có bộ phận hưởng lương cá nhân Hệ số lương x lương cơ bản

Lương thời gian = x số ngày công 26

Lương sản phẩm = Đơn giá tiền lương x Số lượng sản phẩm sản xuất Lương công nhật = Mức lương công nhật x Số ngày làm việc thực tế

Tiền lương theo sản phẩm tập thể : căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành của cả tổ và đơn giá chung để tính cho cả tổ. Sau đó phân phối lại cho từng người trong tổ.

Một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương sản phẩm:

+ Hệ số trách nhiệm:

Là hệ số thể hiện theo chức danh công việc được phân công, thể hiện được tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc.

- Trưởng Ca các bộ phận hệ số là 1,2 - Phó Trưởng Ca hệ số là 1,05

- Công nhân không đảm nhận chức vụ hoặc trách nhiệm thì hệ số sẽ là 1 Ở Công ty hệ số này càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao. Các nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu làm việc ngày càng hiệu quả để có được hệ số này ngày càng cao hơn.

+ Hệ số ABC (hay điểm thi đua):

Hàng ngày Trưởng phòng, tổ trưởng các tổ sẽ chấm điểm cán sự, tổ viên của mình theo các tiêu chuẩn do Công ty quy định sẵn. Đến cuối tháng sẽ tiến hành đóng góp ý kiến bình chọn, xếp loại một cách dân chủ công khai.

Ở Công ty có ba tiêu chuẩn thi đua chủ yếu là : • Hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao

• Chấp hành nội quy cơ quan, pháp luật Nhà Nước • Tham gia hoạt động các đoàn thể

Sau khi dựa vào các chỉ tiêu chấm điểm, bình chọn sẽ tiến hành xếp loại theo quy định như sau:

+ Người lao động đạt loại A( hưởng 100% hệ số lương sản phẩm) + Người lao động đạt loại B (hưởng 80% hệ số lương sản phẩm) + Người lao động loại C (hưởng 60% hệ số lương sản phẩm)

 Các khoản trích theo lương tại công ty

Các khoản trích theo lương tại Công ty gồm có: BHXH, BHYT, KPCĐ Việc trích lập các khoản BHXH, BHYT dựa vào lương căn bản. Mức lương nộp BHXH, BHYT được xác định trên hệ số cấp bậc tiền lương của công

nhân viên. Việc xác định mức lương đóng BHXH, BHYT được thực hiện như sau:

Mức lương nộp BHXH, BHYT = 540.000đ * Hệ số cấp bậc

 Công ty tính BHXH, BHYT theo chế độ của Nhà nước

- Trích BHXH 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên. Trong đó công ty chịu và đưa vào chi phí 15%, người lao động chịu trừ vào lương 5%.

- Trích BHYT 3% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên. Trong đó trích 2% công ty chịu và đưa vào chi phí, 1% trừ vào lương của công nhân viên.

- Đối với KPCĐ: mức trích 2% trên tổng thu nhập, do công ty chịu và tính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX.PDF (Trang 37 -37 )

×