ĐIỀU CHẾ DUNG DỊCH KEO.
I.Khái niệm về chất keo:
1. Định nghĩa hệ keo:
Là hệ mà ở đĩ tướng phân tán -chất tan-được phân chia nhỏ đến trạng thái tập hợp các phân tử cĩ kích thước cỡ 1-100 mµ và được phân bố trong một mơi trường gọi là mơi trường phân tán (dung mơi). Tồn bộ hệ thống đĩ gọi là hệ keo hay dung keo, đĩ là hệ đa phân tán và là hệ dị thể.
2.Độ phân tán (D):
Là đại lượng nghịch đảo của kích thước hạt keo (a), tức là D = 1/a (cm-1).
Dựa vào kích thước hạt của tướng phân tán hoặc độ phân tán, ta cĩ thể phân ra các loại hệ sau:
D(cm-1) 10+7 10+5
Dung dịch
thật Hệ keo Hệ phân tán vi dị thể Hệ phân tán thơ a(cm) 10-7 10-5
3.Tướng phân tán và mơi trường phân tán:
a.Tướng phân tán:
Cĩ thể là chất khí, chất lỏng hoặc chất rắn.
b.Mơi trường phân tán:
Cĩ thể là chất khí, chất lỏng hoặc chất rắn.
c.Ví dụ:
Hỗn hợp khí (K/K), sương mù hoặc mây (L/K), khĩi hoặc bụi (R/K), bọt (K/L), nhũ tương (L/L), huyền phù (R/L), bọt rắn (K/R), nhũ tương rắn (L/R), dung dịch rắn như hợp kim, đá quí, … (R/R).
4.Đặc diểm của các hệ keo:
+ Cĩ khả năng phân tán áng sáng: khi chiếu 1 chùm ánh sáng mạnh vào dung dịch keo thì thấy đục vì hệ keo là hệ dị thể.
+ Khuếch tán rất chậm do kích thước hạt keo lớn.
+ Khơng bền vững tập hợp, tức là dễ liên kết lại với nhau thành hạt lớn hơn để làm giảm năng lượng tự do bề mặt, tức là dễ bị keo tụ.
+ Thường cĩ hiện tượng điện di (các hạt keo thường chuyển động trong điện trường) vì các hạt keo thường mang điện.
5.Đối tượng nghiên cứu của hĩa học chất keo:
Nghiên cứu hệ keo, hệ vi dị thể, hệ thơ và hệ bán keo.
6.Ýnghĩa của hĩa học chất keo:
+ Vũ trụ là hệ keo khổng lồ–đĩ là những đám bụi lớn.
+ Các hiện tượng khí tượng cĩ liên quan đến hĩa keo như mây, sương mù, tuyết, sự tạo thành các vùng đồng bằng châu thổ, …
+ Cĩ ý nghĩa to lớn trong thổ nhưỡng học, canh tác học. Đất là hệ keo phức tạp; kích thước, hình dạng cũng như bản chất của các hạt keo đất quyết định khả năng thấm ướt, khả năng hấp phụ của đất cũng như giữ các ion xác định trong đất, … + Trong cơng nghiệp, hầu như ngành nào cũng liên quan đến hĩa học chất keo như ngành cơng nghiệp cao su, luyện kim, cơng nghiệp silicat, thuộc da, cơng nghiệp hĩa học, nhuộm, dược phẩm, thực phẩm, cơng nghiệp dầu mỏ, …