Định nghĩa và một số tính chất cơ lý đặc trưng của các polimer:

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa lý (Trang 83 - 84)

1.Định nghĩa:Polimer hay hợp chất cao phân tử là những hợp chất cĩ kích thước và khối lượng phân tử cao, được cấu tạo từ những mắt xích đồng đều, cĩ tính chất cơ lý đặc trưng khác với những chất thấp phân tử .

2.Một số tính chất cơ lý đặc trưng:

a.Các tính chất ưu việt:

+ Cĩ khả năng biến dạng đàn hồi thuận nghịch; thường được dùng làm nệm, xăm lốp xe đạp, xe máy, ơ tơ, ...

+ Cĩ độ bền cơ học cao, lại ít bị mài mịn, bền với mơi trường nên cĩ thể thay thế kim loại và hợp kim trong các vật dụng và trong các chi tiết máy.

+ Cĩ tính cách điện và cách nhiệt tốt nên cĩ thể dùng làm vật liệu cách nhiệt, cách điện.

+ Cĩ tính bám dính cao nên cĩ thể dùng làm keo dán gỗ, thủy tinh, kim loại, ... + Cĩ khả năng kéo sợi, tạo màng, khơng thấm nước nên cĩ thể dùng làm tơ sợi để dệt vải, đan lưới, áo đi mưa, ..., để làm sơn, ...

+ Cĩ tỷ trọng nhỏ hơn nhiều kim loại và hợp kim nên tiện lợi cho việc sử dụng và chuyên chở.

b.Nhược điểm:

+ Khả năng chịu nhiệt khơng cao nên chỉ sử dụng được trong một khoảng nhiệt độ nhất định.

+ Một số polimer cĩ độ bền cơ học khơng cao.

+ Thường dễ bị lão hĩa do tác dụng của một số yếu tố bên ngồi như oxi khơng khí, ánh sáng, ... làm cho chúng trở nên dịn, dễ rạn nứt kém phẩm chất.

3.Những điểm giống nhau và khác nhau giữa polimer và chất thấp phân tử:

Đại lượng Chất thấp phân tử Polimer + Khối

lượng phân tử

Khối lượng phân tử là 1 hằng số, đặc trưng từng chất, ví du: MgCl2 cĩ khối lượng phân tử là 95 đvc.

Khối lượng phân tử khơng phải là hằng số, chỉ là một đại lượng thống kê, cĩ tính chất trung bình, ví dụ cao su thiên nhiên cĩ khối lượng phân tử trung bình là 100000 500000 đvc. →

+ Tnc,Tđđ Là một đại lượng cố định, ví dụ: Tnc,Tđđ của nước là 0oC.

Là đại lượng thay đổi, dùng làm khái niệm, cĩ tính chất thống kê, ví dụ: Tnc (PE) là 120

121oC.

+ Trạng

thái tập hợp Cĩ thể tồn tại ở cả 3 trạng thái: khí, lỏng, rắn. Cĩ thể tồn tại 2 trạng thái rắn lỏng nhưng khơng tồn tại ở trạng thái hơi vì nhiệt độ phân hủy nhỏ hơn nhiệt độ sơi nên chưa kịp chuyển sang trạng thái hơi đã bị phân hủy.

+ Sự hịa tan trong dung mơi thích hợp

Hịa tan nhanh. Hịa tan rất chậm, phải qua giai đoạn trương phồng rồi mới đến giai đoạn hịa tan.

+ Khả năng

phản ứng Thường từng phân tử phản ứng. Khơng bao giờ cĩ hiện tượng cả phân tử tham gia phản ứng mà từng đoạn mạch phân tử phản ứng độc lập.

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa lý (Trang 83 - 84)