PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn – Vĩnh Long.pdf (Trang 26)

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu có hệ thống: Là cách chọn mẫu mà mẫu đầu tiên là ngẫu nhiên, sau đó cứ cách K đơn vị ta lại chọn một phần tử (K=5).

Số lượng mẫu được chọn là 50 và được phân phối như sau:

ĐỊA BÀN SỐ LƯỢNG (Hộ) Thị Trấn 10 Lục Sỹ 10 Thiện Mỹ 10 Tân Mỹ 10 Phú thành 10 Tổng 50

NHNo&PTNT huyện Trà Ôn giao dịch trực tiếp với các khách hàng ở 05 địa bàn nói trên còn các địa bàn còn lại trong huyện thì do các chi nhánh cấp 3 giao dịch trực tiếp.

Và được phân phối theo mục đích sử dụng vốn như sau:

Mục đích sử dụng vốn Số lượng (Hộ) Trồng trọt 30 Chăn nuôi 10 Thương mại, dịch vụ 5 Tiêu dùng 5 Tổng 50

Phân phối theo tỷ lệ trên là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của vùng chủ yếu là nông nghiệp, cho vay chủ yếu là hộ nông dân mục đích sử dụng vốn chủ yếu của họ là chăm sóc ruộng, vườn và chăn nuôi.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

 Số liệu thứ cấp: Được thu thập trực tiếp từ các bảng báo cáo qua các năm 2006, 2007, 2008 tại phòng Tín dụng của Ngân hàng.

 Số liệu sơ cấp: Được thu thập trực tiếp thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn và tiến hành phóng vấn khách hàng vay vốn trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình phân tích, các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng bao gồm:

 Phương pháp so sánh:

o So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.

o So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác loại nhưng có liên hệ với nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

T2 – T1

T = * 100%

T1 Trong đó:

+ T1: số liệu năm trước + T2: số liệu năm sau

+ T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)

Cụ thể là so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối qua 03 năm 2006, 2007, 2008 qua đó cho thấy được sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt qua đó cho thấy được sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt qua đó cho thấy được sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

 Phương pháp chỉ số: Là phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính để đo lường chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

 Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính với các biến định lượng.

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648)

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

3.1.1 Sự hình thành và phát triển

Chi nhánh NHN0&PTNT chi nhánh Huyện Trà Ôn là một trong những Ngân hàng thương mại trực thuộc sự quản lí của NHN0&PTNT tỉnh Vĩnh Long được sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Vĩnh Long cấp giấy phép vào ngày 26/03/1988 (theo quyết định số 306324/QĐ – KHĐT), trụ sở tại số 30B Gia Long Thị trấn Trà Ôn, bao gồm 03 chi nhánh Ngân hàng cấp III đặt ở trung tâm các xã: Hòa Bình; Hựu Thành; Vĩnh Xuân.

Trong giai đoạn đầu mới thành lập tình hình hoạt động của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, do cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, dịch vụ chưa phát triển, đa số cán bộ ở trình độ sơ và trung cấp, tình hình tài chính còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn trong giai đoạn đầu tư quá ít, dư nợ còn hạn chế, nguồn vốn cho vay không đủ đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế mà chỉ trông chờ vào nguồn vốn cấp trên, mặt khác trong giai đoạn này cơ sở pháp lý chưa đồng bộ, hiện thực pháp chế thấp...Nên Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Đến nay NHN0&PTNT huyện Trà Ôn không ngừng hoàn thiện và phát triển góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển huyện nhà.

Trong những năm qua tình hình đầu tư cho vay của Ngân Hàng đã bám sát chỉ tiêu kế hoạch đề ra, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế ở địa phương, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế như mô hình kinh tế VAC, máy móc công nghiệp, thực hiện mục tiêu chương trình xóa đói giảm nghèo, trong đầu tư chú trọng đến chiều sâu cho nên trong các năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng, đây là một bước chuyển biến tích cực của Ngân hàng cơ sở.

Thông qua Ngân hàng các nguồn vốn đã sử dụng một cách hiệu quả, từng bước chuyển động vào hoạt động trong một cơ chế thị trường đầy năng động và những bước tích cực vượt bậc thực sự báo hiệu sẽ là bạn đồng hành gắn bó mật thiết với nông dân.

3.1.2 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn:

 Nhận huy động tiền gửi của các cá nhân, pháp nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới các hình thức.

 Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kì hạn, kì phiếu với nhiều thể thức đa dạng với mức lãi suất phù hợp. Các chứng chỉ tiền gửi được thế chấp dưới lãi suất ưu đãi.

Nghiệp vụ cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng

Việt Nam đối với tất cả các thành phần kinh tế với mức lãi suất và thời hạn cho vay phù hợp. Đối tượng cho vay đa dạng, phong phú, phương thức cho vay phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh.

Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng:

 Thanh toán, dịch vụ Western Union.

 Mua ngoại tệ và chi trả kiều hối.

 Mua bán các loại trái phiếu kho bạc và các dịch vụ khác...

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh

SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

Giám đốc

P.Giám đốc P.Giám đốc

Phòng tín dụng

Phòng Kế toán & Kho quỹ

Giám đốc chi nhánh cấp III

Kiểm soát viên

P.Giám đốc chi nhánh cấp III

Tổ Tín dụng

Tổ Kế toán & Kho quỹ Tổ Kế toán

& Kho quỹ Tổ Tín

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) Qua sơ đồ sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0&PTNT huyện Trà Ôn nhìn chung gọn nhẹ, đảm bảo tính linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết công việc phù hợp và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, hiện nay NHN0&PTNT huyện Trà Ôn gồm 46 cán bộ nhân viên, các cán bộ điều được đào tạo về nghiệp vụ và về chuyên môn, thường xuyên không ngừng nâng cao cải tiến các thể chế, quy trình nghiệp vụ và quy tắc điều hành. Các cán bộ luôn được củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ nên quá trình công tác rất thuận lợi và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách kịp thời.

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh mình và là người chịu trách nhiệm cho vay và thực hiện các công việc sau:

 Xem xét nội dung do phong tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

 Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và Ngân hàng cùng lập.

 Quyết định các biện pháp xử lý nợ.

Phó Giám đốc: Có trách nhiệm hổ trợ cùng với giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể trong tổ chức, tài chính, thẩm định, huy động vốn.

Phòng tín dụng, tổ tín dụng:

 Trưởng phòng tín dụng: Chịu trách nhiệm về các công việc sau:

o Phân công và kiểm tra cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nước, hướng dẫn của NHN0&PTNT Việt Nam.

o Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định (nếu thấy cần thiết) hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, laic, điều chỉnh kì hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ vay vốn của khách hàng.

o Trường hợp kiêm cán bộ tín dụng thì thực hiện các công việc như cán bộ tín dụng.

 Cán bộ tín dụng: Là người chịu trách nhiệm về các khoản vay do mình thực hiện và được phân công các công việc như sau:

o Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp ủy chính quyền địa phương.

o Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến khách hàng được phân công xây dựng nhu cầu vốn vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng, mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ.

o Giải thích về các quy định cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

o Thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định, lập báo cáo thẩm định và cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

o Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay không cho vay sau khi có quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.

o Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi vay.

o Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng có nhu cầu đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi hoặc điều chỉnh kì hạn nợ gốc, lãi (gọi là cơ cấu lại nợ).

o Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất các biện pháp xử lý khi cần thiết, thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc của người được ủy quyền.

o Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

Phòng Kế toán và ngân quỹ:

 Cán bộ Kế toán chịu trách nhiệm các công việc sau:

o Kiểm tra hồ sơ danh mục pháp lý, hồ sơ vay vốn.

o Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.

o Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền.

o Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi.

o Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá hạn cung cấp cho tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kinh tế.

o Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

 Cán bộ Ngân quỹ có trách nhiệm:

o Kế toán kiểm tra tiền mặt, ngân phiếu, các chứng từ có giá trong kho hàng ngày tại đơn vị.

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648)

o Thực hiện các quy định, các quy chế, nghiệp vụ phát sinh hàng ngày (thu và giải ngân).

o Quản lý an toàn kho quỹ tại đơn vị và vận chuyển trên đường đi.

Kiểm soát viên: Có trách nhiệm kiểm soát, kiểm tra các chứng từ thu chi trong hoạt động Ngân hàng và giải quyết các thư từ khiếu nại của khách hàng.

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM CỦA NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN. NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển không ngừng đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể và từng bước đưa Việt Nam hòa nhập vào môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu của thế giới. Chính vì thế sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng càng trở nên gay gắt nhất là đối với các Ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất.

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn với chức năng chính là cung cấp vốn cho nghành kinh tế mà chủ yếu là ngành Nông nghiệp, cũng mong muốn đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra là giảm thiếu chi phí và nâng cao lợi nhuận. Để có thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của Ngân hàng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh thu 36.176 37.392 52.469 1.216 3,4 15.077 40,3 Thu về hoạt động dịch vụ 5.102 5.818 7.732 716 14 1.914 32,9

Thu lãi hoạt động

tín dụng 30.610 30.834 44.074 224 0,7 13.240 42,9 Thu khác 464 740 663 276 59,5 (77) (10,4) Chi phí 23.604 29.443 45.023 5.839 24,7 15.580 52,9 Chi trả lãi 9.673 11.686 22.196 2.013 20,8 10.510 89,9 Chi dịch vụ 4.556 5.762 6.952 1.206 26,5 1.190 20,7 Chi lương 5.965 6.443 7.914 478 8,0 1.471 22,8 Chi dự phòng rủi ro 1.512 3.636 3.856 2.124 140,5 220 6,1 Chi tài sản 948 956 2.966 8 0,8 2.010 210,3 Chi khác 950 960 1.139 10 1,1 179 18,6 Lợi nhuận 12.572 7.949 7.446 (4.623) (36,8) (503) (6,3)

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Trà Ôn)

Dựa vào bảng trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng giảm liên tục trong ba năm. Cụ thể, năm 2006 lợi nhuận đạt 12.572 triệu đồng đến năm 2007 chỉ đạt 7.949 triệu đồng giảm 4.623 triệu đồng (tỷ lệ 36,8%) so với năm 2006. Năm 2008 so với 2007 cũng giảm 503 triệu đồng về tỷ lệ giảm 6,3%. Lợi nhuận giảm là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Ta xét biểu đồ sau:

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Hình 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM

Doanh thu:

Dựa vào hình trên ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục qua ba năm. Năm 2006 đạt 36.176 triệu đồng, năm 2007 đạt 37.392 triệu đồng tăng 1.216 triệu đồng chiếm tỷ lệ 3,4%. Năm 2008 đạt 52.469 triệu đồng tăng 15.077 triệu đồng so với năm 2007 đạt tỷ lệ 40,3%.

Đạt được kết quả này là do Ngân hàng có chính sách phù hợp trong công tác huy động vốn và chính sách cho vay như chính sách về lãi suất, chính sách ưu đãi khi cho vay, các chương trình khuyến mãi....Bên cạnh đó Ngân hàng còn nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng lớn có uy tín làm cho hoạt động tín dụng thu từ cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng lên, vì khoản thu từ lãi cho vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

Trong đó, năm 2006 thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 5.102 triệu đồng, năm 2007 đạt 5.848 triệu đồng, tăng 716 triệu đồng đạt tỷ lệ 14%. Năm 2008 đạt 7.732 triệu đồng tăng 1.914 triệu đồng so với năm 2007 chiếm tỷ lệ 32,9%. Các hoạt động dịch vụ như: Chuyển đổi ngoại tệ, dịch vụ thẻ (ATM, Visa Card,...), chuyển tiền, bảo lãnh,...tuy có tăng qua các năm nhưng chưa đủ bù đắp lại những chi phí mà Ngân hàng đã bỏ ra cho các hoạt động này như: Lắp đặt thêm máy ATM, bảo

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn – Vĩnh Long.pdf (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)