Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. Nhưng như thế nào để cho vay vừa tìm được lợi nhuận cao, phục vụ tốt cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để làm tốt điều này thì ngoài việc vay vốn từ Ngân hàng cấp trên, các Ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường để đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên trong điều kiện như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được chiến lược lãi suất phù hợp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình. Trong quá trình hình thành và phát triển NHN0&PTNT huyện Trà Ôn cũng đã gặp không ít khó khăn trong quá trình huy động vốn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình huy động vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng lên. Có được như vậy là do sự nổ lực của Ngân hàng không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng tin cho khách hàng trong việc huy động vốn. Các dịch vụ của Ngân hàng như: Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua giấy tờ có giá như phát hành kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi.... Dưới đây là kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm:
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN QUA 03 NĂM
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % A. VỐN HUY ĐỘNG 156.147 61,63 206.324 72,02 300.150 92,37 50.177 32,13 93.826 45,48 I. VHĐ bằng nội tệ 134.589 53,12 175.055 61,10 267.013 82,17 40.466 30,07 91.958 52,53 1. TG của kho bạc NN 31.125 12,29 39.676 13,85 34.288 10,55 8.551 27,47 (5.388) (13,58) 2. TG của khách hàng 103.464 40,84 135.379 47,26 232.725 71,62 31.915 30,85 97.346 71,91 TG thanh toán 3.330 1,31 4.675 1,63 40.018 12,31 1.345 40,39 35.343 756 TG tiết kiệm 100.134 39,52 130.704 45,62 192.707 59,30 30.570 30,53 62.003 47,44 Không kì hạn 9.817 3,87 10.581 3,69 17.345 5,34 764 7,78 6.764 63,93 Có kì hạn 90.317 35,65 120.123 41,93 175.362 53,96 29.806 33,00 55.239 45,99 II. VHĐ bằng ngoại tệ 2.837 1,12 5.235 1,83 5.599 1,72 2.398 84,53 364 6,95 Không kì hạn 253 0,10 240 0,08 42 0,01 (13) (5,14) (198) (82,50) Có kì hạn 2.584 1,02 4.995 1,74 5.557 1,71 2.411 93,30 562 11,25 III. Phát hành GTCG 18.721 7,39 26.034 9,09 27.538 8,47 7.313 39,06 1.504 5,78 B. VỐN ĐIỀU CHUYỂN 97.208 38,37 80.159 27,98 24.807 7,63 (17.049) (17,54) (55.352) (69,05) TỔNG 253.355 100 286.483 100 324.957 100 33.128 13,08 38.474 13,43
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)
GHI CHÚ: + VHĐ: Vốn huy động
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648)
Tổng nguồn vốn: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng chậm. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn vốn là 253.355 triệu đồng, năm 2007 là 286.483 triệu đồng tăng 33.128 triệu đồng tương đương tăng 13,08% so với năm 2006. Năm 2008 là 324.957 triệu đồng tăng 38.474 triệu đồng tương đương 13,43% so với năm 2007. Nhìn chung, tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tuy có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp, là do vốn điều chuyển của Ngân hàng giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng liên tục giảm, ngược lại vốn huy động tăng mạnh qua các năm cả về chiều ngang và chiều dọc. Đây là dấu hiệu phát triển rất khả quan của Ngân hàng. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn
Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUA BA NĂM
Vốn huy động:
Về tỷ trọng tăng liên tục qua các năm: Năm 2006 vốn huy động chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là 61,63%, đến năm 2007 tăng lên 72,02%, năm 2008 tiếp tục tăng lên 92,37%. Còn về tốc độ tăng trưởng, năm 2006 Ngân hàng huy động được 156.147 triệu đồng, năm 2007 được 206.324 triệu đồng tăng 50.177 triệu đồng (tỷ lệ 32,13%), năm 2008 đạt 300.150 triệu đồng tăng 93.826 triệu đồng (tỷ lệ 45,48%). Đạt được điều này là do trong những năm qua, Ngân hàng luôn mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn huyện nhằm tăng cường công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng dưới hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho
khách hàng chọn lựa. Công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng như thực hiện tốt hơn, vì vậy mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm.
Vốn huy động bao gồm: Vốn huy động bằng nội tệ, Vốn huy động bằng ngoại tệ và phát hành các giấy tờ có giá. Trong đó Vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) trong tổng vốn huy động của Ngân hàng, là do đây là Ngân hàng ở huyện nên tỷ lệ giao dịch về ngoại hối chiểm tỷ trọng ít.
Trong vốn huy động bằng nội tệ bao gồm tiền gửi của kho bạc Nhà nước và tiền gửi của khách hàng.
o Tiền gửi của kho bạc nhà nước: Tăng giảm không ổn định qua 03 năm. Năm 2006 là 31.125 triệu đồng, năm 2007 đạt 39.676 triệu đồng tăng 8.551 triệu đồng tương đương tăng 27,47%, năm 2008 là 34.288 triệu đồng giảm 5.388 triệu đồng tương đương giảm 13,58% so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do năm 2008 huyện tiến hành xây dựng các công trình như: Mở rộng đường xá, xây mới cầu Trà Ôn nên Kho bạc phải rút tiền về để bổ sung ngân sách chi dự toán cho công trình.
o Tiền gửi của khách hàng: Khoản mục này tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 103.464 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,84% trong tổng vốn huy động bằng nội tệ, năm 2007 đạt 135.379 triệu đồng tăng tỷ trọng 47,26% tăng so với năm 2006 là 31.915 triệu đồng tăng tỷ lệ 30,85%, năm 2008 đạt 232.725 triệu đồng chiếm tỷ trọng 71,62% tăng 97.346 triệu đồng tương đương tăng 71,91% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho tiền gửi của khách hàng luôn tăng qua các năm là do xu hướng đầu tư của người dân hiện nay là muốn nguồn vốn của mình không bị ứ đọng mà phải làm cho nó có thêm lợi nhuận dù ở trong thời gian ngắn. Trong khoản mục tiền gửi của khách hàng thì tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm tỷ trọng lớn, là do người dân gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu là để tiết kiệm lấy lãi chứ chưa có xu hướng chi tiêu, thanh toán qua Ngân hàng. Mặc khác, hệ thống thanh toán qua Ngân hàng chưa thực sự phát huy hết tính tối ưu của nó.
o Phát hành giấy tờ có giá: Bên cạnh sự tăng lên của các loại tiền gửi trong cơ cấu vốn huy động qua các năm, từ bảng số liệu ta thấy việc huy động bằng cách phát hành các giấy tờ có giá cũng tăng lên. Năm 2006 huy động được 18.721 triệu đồng đến năm 2007 là 26.034 triệu đồng tăng 7.313 triệu đồng tương đương
GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) tăng 39,06%, đến năm 2008 tuy có tăng nhưng tăng nhẹ cụ thể huy động được 27.538 triệu đồng tăng 1.504 triệu đồng tỷ lệ là 5,78% so với năm 2007. Nguyên nhân là do huy động từ nguồn này Ngân hàng trả lãi cao hơn so với các loại tiền gửi khác nên thu hút được khá đông lượng khách hàng giao dịch, tuy nhiên khoản mục này chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động (từ 7%-9%) là do đây là loại tiết kiệm có kì hạn, có tính thanh khoản thấp, mà khách hàng trong địa bàn thì họ chỉ có thói quen giao dịch ngắn hạn với Ngân hàng, một phần là do vốn ít, một phần là do nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Vốn điều chuyển:
Vốn điều chuyển của Ngân hàng liên tục giảm mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 vốn điều chuyển là 97.208 triệu đồng năm 2007 là 80.159 triệu đồng giảm 17.049 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 17,54% đến năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 24.807 triệu đồng tương đương giảm 55.352 triệu đồng (tỷ lệ là 69,06%) so với năm 2007. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động của Ngân hàng. Vốn điều chuyển ngày càng giảm đồng nghĩa với việc vốn huy động ngày càng tăng và cung ứng được phần lớn nhu cầu vốn vay của khách hàng.
Tóm lại, mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng, phải nhận vốn điều chuyển từ cấp trên. Tuy nhiên, lượng vốn điều chuyển ngày càng giảm, vốn huy động thì ngày càng tăng, vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng tốt hơn và tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng đến giao dịch.