Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn – Vĩnh Long.pdf (Trang 45 - 49)

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông nghiệp 358.022 89,22 363.584 86,85 278.087 82,62 5.562 1,55 (85.497) (23,52) Trồng trọt 326.481 91,19 326.159 89,71 247.088 88,85 (323) (0,10) (79.071) (24,24) Chăn nuôi 21.268 5,94 24.281 6,68 20.195 7,26 3.013 14,17 (4.086) (16,83) Thủy, hải sản 10.273 2,87 13.145 3,62 10.804 3,89 2.872 27,96 (2.341) (17,81) Thương nghiệp, dịch vụ 10.835 2,70 18.001 4,30 19.421 5,77 7.167 66,15 1.420 7,89 Tiêu dùng 14.647 3,65 15.699 3,75 19.219 5,71 1.052 7,18 3.520 22,42 Khác 17.777 4,43 21.350 5,10 19.859 5,90 3.574 20,10 (1.492) (6,99) TỔNG 401.280 100 418.635 100 336.586 100 17.355 4,32 (82.049) (19,60)

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù Ngân hàng mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi ngành kinh tế, nhưng nhìn vào bảng 4 ta thấy trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay trên 80%. Do đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của Ngân hàng, phù hợp với định hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là tăng dần tỷ trọng trong cho vay nông nghiệp. Trong đó đặc biệt là cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao trong cho vay đối với ngành nông nghiệp (trên 70%), kế đến là ngành chăn nuôi, thủy hải sản.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Nông nghiệp Thương nghiệp, dịch vụ Tiêu dùng Khác

Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Ngành nông nghiệp:

Trong lĩnh vực này, NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đầu tư cho vay bao gồm các loại chi phí: Trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông nghiệp,…Năm 2006 doanh số cho vay đạt 358.022 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89%. Năm 2007 là 363.584 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87%, tăng 5.562 triệu đồng so với năm 2006, hay tăng 1,55% và 278.087 triệu đồng cho năm 2008 chiếm tỷ trọng là 83%, giảm 85.497 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 23,52%. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong năm 2007 tăng là do số hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Đa số nông dân trên địa bàn chăn nuôi gà, heo, bò, cá...và trồng cây ăn quả. Các hộ nông dân vay để đầu tư thêm

vào chuồng trại chăn nuôi, trang bị thêm máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nông dân nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Chính nhờ sự gia tăng đó đã góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được phát triển, phát triển nhanh lượng lương thực đảm bảo cho nhu cầu lương thực trong nước và dành một phần cho xuất khẩu. Đồng thời còn giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi cá và nuôi heo. Tuy nhiên, trong năm 2007 dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng xảy ra thường xuyên, giá cả một số hàng nông sản sụt giảm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân, bà con không có nguồn thu khác để bù đắp, dẫn đến nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng bị gián đoạn vì thế năm 2008 Ngân hàng hạn chế cho vay đối với các đối tượng này.

Thương nghiệp, dịch vụ:

Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng ngày càng tăng đặc biệt là ngành công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các ngành này nên doanh số cho vay các ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm chiếm từ 2%-5% và tăng liên tục trong 03 năm. Qua bảng 4 ta thấy doanh số cho vay đối với ngành Thương nghiệp, dịch vụ qua 3 năm như sau: Năm 2006 đạt 10.835 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,7%, sang năm 2007 đạt 18.001 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,3%, tăng 7.167 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tăng 66,15%, năm 2008 đạt 19.421 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 5,77%, tăng 1.420 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 7,89%. Nguyên nhân tăng là do sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho ngành thương nghiệp, dịch vụ mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất lượng sản phẩm, đây là ngành nghề mang lại lợi nhuận tương đối cao đang thu hút nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt là ngành kinh doanh thương nghiệp và buôn bán.

Tiêu dùng:

Bên cạnh cho vay sản xuất Nông nghiệp, Thương nghiệp, dịch vụ thì doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng khá cao (từ 3-5%) và tăng

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 14.674 triệu đồng, năm 2007 tăng 15.699 triệu đồng tương đương tăng lên 1.052 triệu đồng đạt tỷ lệ 7,18% đến năm 2008 tiếp tục tăng 19.219 triệu đồng tương đương tăng 3.520 triệu đồng đạt tỷ lệ 22,42%. Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng của họ ngày càng lớn như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, sữa chữa nhà….

Ngành khác:

Mấy năm gần đây Ngân hàng còn cho vay các đối tượng khác chủ yếu như là cho vay xuất khẩu lao động nước ngoài, mua xà lan, mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,... trong đó chi phí mua xà lan là rất lớn nên khoản mục nay cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2006 là 17.777 triệu đồng, năm 2007 là 21.350 triệu đồng tăng 3.574 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 giảm còn 19.859 triệu đồng tương đương giảm 1.492 triệu đồng với tỷ lệ 6,99% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các đối tượng vay vốn chủ yếu là vay vốn trung và dài hạn nên các năm trước họ đã đầu tư và trả dần vào các năm tiếp theo nên nhu cầu vốn bị giảm vào năm 2008.

Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đảy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục rườm rà gây phiền phức và mệt mỏi cho khách hàng. Trong quá trình cho vay Ngân hàng có nhiều thuận lợi như: Nằm ngay trung tâm huyện, không có Ngân hàng cạnh tranh nào khác trong địa bàn thị trấn, mạng lưới giao dịch rộng, có các phòng giao dịch ở tuyến xã thuận tiện đường đi cho khách hàng đến giao dịch....Vì thế mà doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm.

4.2.2. Doanh số thu nợ

Cùng với vấn đề doanh số cho vay thì công tác thu nợ là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi chi nhánh phải quan tâm. Nó thể hiện rõ hơn khả năng thẩm định, đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, nó phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thể hiện qua sự biến động của doanh số thu nợ, khoản mục này nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn – Vĩnh Long.pdf (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)