thôn
2.1.3.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nên hơn bao giờ hết lúc này là thời điểm tập trung vào quá trình phát triển nông nghiệp, vì nông nghiệp luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp, nên muốn phát triển công nghiệp thì phải phát triển nông nghiệp trước.
Thực tế những năm gần đây nông nghiệp luôn đóng vai trò rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhưng chưa đủ sức để làm đòn bẩy thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế được, vì là ngành chịu tác động nhiều nhất của điều kiện
tự nhiên, cho nên cần có chính sách đầu tư thích hợp vào sản xuất nông nghiệp mà vai trò đó thuộc về Ngân hàng ở lĩnh vực tín dụng.
2.1.3.2. Vai trò
a. Tín dụng Ngân hàng góp phần phát huy vai trò của hộ sản xuất và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn
Sau khi có Chỉ Thị 100 của ban Bí Thư,Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị về khoán sản phẩm nông nghiệp thì kinh tế gia đình của các hộ xã viên dần trở lại đúng vị trí của nó. Hộ sản xuất được khẳng định là một đơn vị kinh tế tự chủ về sản xuất kinh doanh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và tiến hành cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất từ 1981 đã có tác động tích cực. Hộ vay nếu tồn tại và phát triển phải tự thân vận vươn lên, đáp ứng được các yêu cầu mới của sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ Ngân hàng đầu tư vốn mà họ có thể chủ động được sản xuất, giảm thấp chi phí và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, Người nông dân đóng góp cho xã hội ngày càng nhiều hơn, yêu cầu về đời sống cũng được cải thiện.Vai trò của hộ sản xuất càng được khẳng định vững chắc. Đồng thời việc mở rộng cho vay đối với kinh tế hộ đ ã góp phần thu hẹp địa bàn và qui mô cho vay nặng lãi ở nông thôn và kéo lãi suất cho vay nặng lãi bên ngoài từng bước giảm xuống.
b. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác các tiềm năng và thế mạnh về kinh tế ở địa phương
Định hướng phát triển kinh tế của huyện Mỹ Tú là: “Tập trung việc chỉ đạo, việc phát triển toàn diện, đi đôi với việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn”.
Thực tế những năm qua, NHNN & PTNT Mỹ Tú đã tập trung đầu tư đối với ngành mũi nhọn của Huyện là nông nghiệp, góp phần hình thành các vùng thâm canh lúa 3 vụ ở các xã Thiện Mỹ, Mỹ Thuận…, cải tạo vườn tạp ở hầu hết các xã trong Huyện.
Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi, khuyến nông,...mà điều kiện canh tác và trình độ sản xuất của nông dân ngày càng tốt hơn. Thực tế cho thấy nông dân vay vốn ngân hàng làm ăn cần cù đã có điều kiện sử dụng đất đai và
23
hình thành nhiều vùng chuyên canh, nhất là các loại cây con có giá trị xuất khẩu cao, góp phần khai thác các tiềm năng và thế mạnh về kinh tế Huyện nhà.
c. Tín dụng Ngân hàng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
Để chuyển đổi nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm tăng năng suất lúa, cây màu, cây công nghiệp, phát triển căn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời Mỹ Tú cần phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là cơ khí hoá nông nghiệp, công nghiệp sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông thuỷ sản và dịch vụ ở nông thôn.
Tín dụng ngân hàng đầu tư vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là vốn trung, dài hạn để trang bị máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và dịch vụ,… gắn kết với tiêu thụ lương thực, nông sản hàng hoá của nông dân. Trên cơ sở đó nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và phân công lại lao động, đảm bảo sự cân đối hài hoà, hợp lý. Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải kịp thời bố trí lại cơ cấu tín dụng để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
d. Tín dụng Ngân hàng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo điều kiện cho nông thôn phát triển sản xuất và cải thiện đời sống
Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống các Huyện thấp kém do nhiều năm thiếu kinh phí nâng cấp, bảo dưỡng và đầu tư mới, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Những hạn chế về hạ tầng c ơ sở sẽ làm trở ngại lớn cho việc thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới.
Cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân như: đường xá giao thông, hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc, chợ nông thôn và các cơ sở hạ tầng phúc lợi khác.
Xây dựng cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo điều kiện cho họ sản xuất tiếp cận với thị trường địa phương và bên ngoài, giảm bớt khoảng cách giữa thành thi và nông thôn.
Nhu cầu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung rất lớn và phải có thời gian nhất định mới đạt được sự chuyển biến có ý nghĩa. Để thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn, Huyện sẽ dành tỷ lệ ngân sách thích hợp cộng với huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Ngoài việc tập trung đầu tư để hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi, sẽ ưu tiên xây dựng các công trình giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, khu văn hoá ở vùng kinh tế trọng điểm, nhất là các cụm kinh tế - xã hội ở từng xã (vùng dân tộc, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng ) vươn lên.
Cùng với đầu tư của ngân sách Nhà nước, góp đóng góp của nhân dân, tín dụng ngân hàng cũng tích cực tham gia cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng, như cho hộ nông dân vay mắc điện hạ thế, cho vay tôn cao nền nhà vượt lũ theo vốn chỉ định của Chính phủ, cho vay xây dựng thuỷ lợi nhỏ… đây là sự phối hợp thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xu thế các loại nguồn vốn không ngừng tăng trưởng, vốn đầu tư tín dụng ngân hàng sẽ dần dần mở rộng, đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mang lại ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, hứa hẹn thúc đẩy nông thôn phát triển với tốc độ nhanh hơn.
e. Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển, góp phần xây dựng hợp tác theo mô hình mới
Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đảng và Nhà nước đã có cơ chế và chính sách thích hợp, tạo môi trường kinh doanh phù hợp để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia quá trình sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi nên đã thúc đẩy hàng hoá tại địa phương phát triển với tốc độ nhanh.
Tín dụng ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ đầu tư vốn cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển, kích thích và hỗ trợ lẫn nhau. Hướng tới ngân hàng cần xác lập quan hệ đối xử bình đẳng, công bằng đối với mọi khách hàng.
Sau khi Quốc hội thông qua luật hợp tác xã, do nhu cầu khách quan đòi hỏi người lao động đã thấy cần phải tiến hành hợp tác với nhau trong sản xuất để đứng vững trong cơ chế thị trường nên nhiều hợp tác xã mới hình thành. Mô hình
25
mới của hợp tác xã đảm bảo được các khâu chủ yếu như: góp vốn hoạt động, đảm nhận khâu làm đất, thuỷ lợi nội đồng, giống cây trồng, bảo vệ cây trồng, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
Tín dụng ngân hàng sẽ quan tâm đầu tư để đảm bảo các hợp tác xã thực hiện tốt các khâu dịch vụ cho xã viên, qua đó cải tiến phương thức đầu tư kinh tế hộ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.