Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.pdf (Trang 57 - 61)

Hoạt động huy động vốn không mang lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng nhưng là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Cung cấp cho họ một nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi, giúp cho họ tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần cho nhu cầu tiêu dùng.

Có thể nói Ngân hàng là một xí nghiệp kinh doanh đồng vốn. Ngân hàng vừa là người cung cấp đồng vốn đồng thời cũng là người tiêu thụ đồng vốn. Và những hoạt động mua đồng vốn này được NHNN & PTNT thực hiện qua các nghiệp vụ như: Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho khách hàng, chiết khấu giấy tờ có giá, nhận tiền gửi vốn tài trợ…

BẢNG 4: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi kho bạc 13.382 14.779 3.788 1.397 10,44 -10.991 -74,37 2. Tiền gửi các tổ chức

tín dụng 82 36 177 -46 -56,10 141 391,67

3. Tiền gửi khách hàng 11.814 20.079 43.969 8.265 69,96 23.890 118,98 4. Giấy tờ có giá 3.593 3.359 560 -234 -6,51 -2.799 -83,33

5. Tiền gửi vốn tài trợ 18 18 18 - - - -

Tổng cộng 28.889 38.271 48.512 9.382 34,48 10.241 26,76

(Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2006,2007,2008 của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú)

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM

Tiền gửi kho bạc

Tiền gửi các tổ chức tín dụng Tiền gửi khách hàng

Giấy tờ có giá Tiền gửi vốn tài trợ

HÌNH 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 4: nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)

49

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm đều tăng cao. Năm 2007, vốn huy động đạt 38.271 triệu đồng, tăng 34,48% so với năm 2006. Đến năm 2008 đã tăng lên khá cao, đạt 48.512 triệu đồng, tương đương tăng lên 26,76 %so với năm 2007. Trong đó:

- Tiền gửi kho bạc năm 2007 là 14.779 triệu đồng, tăng 10,44% so với năm 2006, năm 2008 là 3.788 triệu đồng, giảm 74,37% so với năm 2007. Đây là nguồn tiền chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, năm 2006 chiếm 46,32%, năm 2007 chiếm 38,62%, riêng năm 2008 thì chỉ chiếm 7,8%. Sở dĩ có sự tăng giảm của nguồn tiền này là vì trong năm 2006, 2007 thì tình hình tiền tệ chung của đất nước tương đối ổn định, nhưng đến cuối năm 2007, đầu năm 2008 đồng tiền trong nước bị mất giá trầm trọng dẫn đến lạm phát trong năm 2008, làm cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên họ phải sử dụng đến các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm để đảm bảo cuộ sống gia đình nên họ không còn tiền nhàn rỗi để gửi vào kho bạc nên làm cho nguồn vốn huy động từ kho bạc của Ngân hàng bị giảm sút.

- Tiền gửi khách hàng là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng và qua 3 năm đều tăng, năm 2007 đạt 20.079 triệu đồng, tăng 69,96%, năm 2008 là 43.969 triệu đồng, chiếm 52,47% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi khách hàng bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,…Đây là nguồn tiền tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc sử dụng nguồn tiền này để cho vay. Nguồn tiền này càng tăng chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao nên khách hàng mới tin tưởng dùng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng để tìm lợi nhuận.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nó giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng đa dạng hơn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp n ào cũng có lúc phát sinh tình trạng thiếu hụt vốn và ngược lại, tình trạng thừa vốn. Ngân hàng cũng không tránh khỏi và trong trường hợp đó, Ngân hàng sẽ gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào các Ngân hàng khác để lấy lãi, bù đắp một phần chi phí sử dụng vốn. Năm 2007, tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 36 triệu đồng,

giảm 56,10% so với năm 2006 nhưng đã tăng vào năm 2008, đạt 177 triệu đồng, tăng 141 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do nhu cầu gửi tiền của các tổ chức tín dụng tăng lên và do Ngân hàng xây dựng biểu lãi suất cạnh tranh nên thu hút được các tổ chức tín dụng khác.

- Nguồn vốn huy động từ các loại giấy tờ có giá qua 3 năm đều giảm, năm 2007 là 3.359 triệu đồng, giảm 6,51% so vơi năm 2006, năm 2008 lại giảm chỉ còn 560 triệu đồng, giảm 83,33% so vơi năm 2007. Tiền gửi từ giấy tờ có giá giảm là do tình trạng lạm phát ở nước ta ngày càng tăng vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 làm cho các loại giấy tờ có giá bị mất giá nên người dân đã không dùng nó để gửi vào Ngân hàng tìm lợi nhuận.

- Tiền gửi vốn tài trợ qua các năm đều bằng nhau không có biến động và không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

Tóm lại, vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động hơn nữa để không ngừng hoàn thiện mình cũng như giữ vững và mở rộng quan hệ đối với khách hàng.

51

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.pdf (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)