Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.pdf (Trang 87 - 93)

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh doanh rất nhạy cảm, mọi biến động của nền kinh tế - xã hội đều tác động nhanh chóng đến hoạt động của ngân hàng. Tại các ngân hàng thương mại của nước ta nói chung và tại NHNN & PTNT nói riêng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% so với tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó, đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhất của ngân hàng và hoạt động kinh doanh này luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, cao nhất là rủi ro tín dụng và được thể hiện thông qua số nợ quá hạn tại ngân hàng. Đối với NHNN & PTNT thì nợ quá hạn hộ sản xuất có ảnh hưởng nhiều nhất.

BẢNG 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: phòng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 8.283 96,37 22.954 91,68 3.847 82,55 14.671 177,12 -19.107 -83,24 2. Trung hạn 312 3,63 2.084 8,32 813 17,45 1.772 567,95 -1.271 -60,99

79 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Ngắn hạn Trung hạn

HÌNH 11: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM

2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 14: tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008)

* Nhận xét:

Năm 2007 tổng nợ quá hạn là 25.038 triệu đồng, tăng 191,31% so với năm 2006, năm 2008 là 4.660 triệu đồng, giảm 81,39% so với năm 2007. Nợ quá hạn năm 2007 tăng cao, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tới 91,68% . Với tốc độ tăng đột biến này là dấu hiệu không tốt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, thể hiện là ngân hàng đang gặp khá nhiều rủi ro. Hơn nữa, hoạt động cho vay ngắn hạn có nhiều nhạy cảm so với điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên nên rủi ro rất cao. Đối với các khoản nợ quá hạn này, ngân hàng đã làm thủ tục khởi kiện nhưng cần có thời gian thụ lý và xét xử nên việc thu hồi nợ còn chậm.

Tuy nhiên đến năm 2008 nợ quá hạn đã giảm đáng kể nhờ có sự tăng cường giám sát của cán bộ tín dụng đối với các hộ sản xuất, chi nhánh đã tăng cường công tác thu nợ, thường xuyên gửi giấy báo nợ đôn đốc khách hàng trả nợ vay nên đã thu hồi được một số khoản nợ quá hạn.

BẢNG 15: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Cây lúa 95 1.11 32 0.13 15 0.32 -63 -66,32 -17 -53,13

2. Cây mía 776 9.03 5.283 21.10 1.418 30.43 4.507 580,80 -3.865 -73,16 3. Chăn nuôi 4.276 49.75 7.379 29.47 875 18.78 3.103 72,57 -6.504 -88,14 4. Cải tạo vườn 1.671 19.44 7.961 31.80 1.042 22.36 6.290 376,42 - 6.919 -86,91 5. Tôm, cá lúa 1.568 18.24 3.507 14.01 1.015 21.78 1.939 123,66 -2.492 -71,06 6. Phục vụ nông nghiệp 165 1.92 773 3.09 185 3.97 608 368,48 -588 -76,07

7. Sản xuất khác 44 0.51 103 0.41 110 2.36 59 134,09 7 6,80

Tổng nợ quá hạn 8.595 100.00 25.038 100.00 4.660 100.00 16.443 191,31 -20.378 -81,39

81 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Cây lúa Cây mía Chăn nuôi Cải tạo vườn Tôm, cá lúa

Phục vụ nông nghiệp Sản xuất khác

HÌNH 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3

NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 15: tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo ngành của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008)

* Nhận xét:

Nhìn chung, nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số ngành trọng điểm như cây mía, chăn nuôi, cải tạo vườn. Số lượng nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng ở năm 2007 chứng tỏ ngân hàng đã phải gánh chịu nhiều rủi ro vào năm 2007. Đối với ngành chăn nuôi, năm 2006, số lượng nợ quá hạn của ngành chiếm tới 49,75%. Đến năm 2007 thì nợ quá hạn của ngành cải tạo vườn chiếm tỷ trọng cao nhất là 31,80%. Trong năm 2008, có tỷ trọng nợ quá hạn lớn nhất lại thuộc về cây mía là 30,43%.

Như vậy, có một số hộ sản xuất đã làm ăn không đạt hiệu quả cao do ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường như giá vật tư tăng cao, giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của họ; ảnh hưởng bởi các dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng,… dẫn tới một số hộ sản xuất phải lâm vào cảnh thua lỗ và chậm trả nợ cho ngân hàng.

Tóm lại, số lượng nợ quá hạn tại NHNN & PTNT là tương đối cao nên ngân hàng cần có nhiều biện pháp thiết thực để xử lý và hạn chế rủi ro tín dụng này.

* Chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ

BÀNG 16: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

a. Nợ quá hạn (Triệu đồng) 8.595 25.038 4.660 b. Dư nợ (Triệu đồng) 108.828 107.886 75.887

Tỷ lệ nợ quá hạn (a/b)*100% 7,89% 21,35% 6,14%

* Nhận xét:

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng rõ ràng nhất. Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất/dư nợ hộ sản xuất là 7,89%, đến năm 2007 đã tăng đáng kể là 21,35% chứng tỏ trong năm này, công tác thu nợ và rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, đến năm 2008, tỷ lệ này là 6,14%. Tỷ lệ này như vậy là quá cao. Do trong năm 2008, mặc dù việc giám sát khách hàng và nhắc nhở họ trả nợ vẫn luôn được cán bộ tín dụng quan tâm thực hiện nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng một số ít hộ trả nợ chậm.

* Chỉ số vòng vay vốn tín dụng

BÀNG 17: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

a. Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 42.676 68.152 94.345 b. Dư nợ bình quân (Triệu đồng) 103.504 108.357 91.886,5

Vòng quay vốn tín dụng (a/b) (Lần) 0.41 0,63 1,03

* Nhận xét:

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay hay phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng. Năm 2006, vòng quay vốn tín dụng của hộ sản xuất tại NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú 0,41 vòng/ năm. Sang năm 2007 đã tăng nhẹ 0,63 vòng. Đến năm 2008 đã tăng lên được 1,03 vòng/ năm. Như vậy, trong 2 năm 2006, 2007 vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng là khá thấp và đều nhỏ hơn 1. Đó là do dư nợ hộ sản xuất của Ngân hàng

83

qua các năm khá cao, Ngân hàng cho hộ sản xuất vay ngắn hạn nhiều, tuy nhiên cho vay trung hạn cũng chiếm phần không nhỏ, làm cho dư nợ hộ sản xuất còn cao, tuy nhiên đến năm 2008 thì tình hình thu nợ hộ sản xuất đã được cải thiện tốt hơn làm cho vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất lớn hơn 1, và đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.pdf (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)