Tình hình dư nợ hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.pdf (Trang 79 - 87)

Tình hình dư nợ cho ta thấy được qui mô kinh doanh của Ngân hàng. Dư nợ hộ sản xuất lớn chứng tỏ qui mô kinh doanh của Ngân hàng trong việc cho vay hộ sản xuất ngày càng được mở rộng và ngược lại là sự suy giảm của qui mô tín dụng hộ sản xuất.

BẢNG 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 75.536 69,41 65.642 60,84 47.267 62,29 -9.894 -13,10 -18.375 -27,99 2. Trung hạn 33.292 30,59 42.244 39,16 28.620 37,71 8.952 26,89 -13.624 -32,25

Tổng cộng 108.828 100,00 107.886 100,00 75.887 100,00 -942 -0,87 -31.999 -29,66

71 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Ngắn hạn Trung hạn

HÌNH 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ

QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 11: tình hình dư nợ hộ sản xuất theo thời gian của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008)

* Nhận xét:

Dư nợ là những khoản nợ chưa đến hạn thu hồi và cũng là nguồn tạo ra lợi nhuận chính cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng phản ánh phần nào hiệu quả của việc mở rộng qui mô tín dụng.

Năm 2006, tổng dư nợ đạt 108.828 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 69,41% và dư nợ trung hạn chiếm 30,59%. Sang năm 2007, dư nợ của Ngân hàng giảm xuống 0,87 %, đạt 107.886 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn giảm 13,10%, dư nợ trung hạn lại tăng với tốc độ là 26,89%. Tương tự, năm 2008 dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất là 47.267 triệu đồng, giảm 27,99%, dư nợ trung hạn cũng giảm 32,25% đạt 28.620 triệu đồng, làm cho tổng dư nợ hộ sản xuất giảm 29,66% tức đạt 75.887 triệu đồng so với năm 2007.

Nhìn chung dư nợ hộ sản xuất qua 3 năm đều giảm, sự giảm của tổng dư nợ chủ yếu là do ảnh hưởng của các khoản dư nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn giảm là do tỷ trọng thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất tăng nhiều hơn so với sự gia tăng của tỷ trọng cho vay, thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất năm 2007 tăng 72,82% so với năm 2006, trong khi đó cho vay ngắn hạn hộ sản xuất năm 2007 chỉ tăng 31,13% so

với năm 2006, năm 2008 thu nợ tăng 40,11%, cho vay chỉ tăng 39,22% so với năm 2007. Dư nợ hộ sản xuất giảm chứng tỏ hoạt động thu nợ của Ngân hàng tuy có hiệu quả nhưng trong những năm gần đây Ngân hàng đã không mở rộng hoạt động tín dụng của mình mà chỉ chú ý đến những khách hàng cũ, điều này không phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước. Ngân hàng cần phải cải thiện tình trạng này và phải có biện pháp để mở rộng hoạt động tín dụng của mình nhằm tạo thế mạnh để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

73

BẢNG 12: TÌNH HÌNH DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Cây lúa 260 0,24 1.556 1,44 672 0,89 1.296 498,46 -884 -56,81 2. Cây mía 20.654 18,98 21.059 19,52 12.342 16,26 405 1,96 -8.717 -41,39 3. Chăn nuôi 20.345 18,69 19.817 18,37 21.395 28,19 -528 -2,60 1.578 7,96 4. Cải tạo vườn 31.963 29,37 25.255 23,41 13.292 17,52 -6.708 -20,99 -11.963 -47,37 5. Tôm, cá lúa 7.770 7,14 5.767 5,35 4.355 5,74 -2.003 -25,78 -1.412 -24,48 6. Phục vụ nông nghiệp 1.860 1,71 3.849 3,57 2.616 3,45 1.989 106,94 -1.233 -32,03 7. Sản xuất khác 25.976 23,87 30.583 28,35 21.215 27,96 4.607 17,74 -9.368 -30,63

Tổng doanh số dư nợ 108.828 100,00 107.886 100,00 75.887 100,00 -942 -0,87 -31.999 -29,66

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Cây lúa Cây mía Chăn nuôi Cải tạo vườn Tôm, cá lúa Phục vụ nông nghiệp Sản xuất khác

HÌNH 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ

QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 12: tình hình dư nợ hộ sản xuất theo ngành của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét:

- Cây lúa, dư nợ năm 2007 là 1.556 triệu đồng, tăng 498,46% so với năm 2006, năm 2008 đạt 672 triệu đồng, giảm với tốc độ 56,81% so với năm 2007. Dư nợ cây lúa năm 2007 tăng so với năm 2006 là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng. Trong giai đoạn 2006 – 2007 cây lúa là loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao cho nông dân nên họ tập chung vào việc sản xuất loại cây này làm cho tín dụng của Ngân hàng đối với loại cây này cũng tăng. Riêng năm 2008 do tình hình thu nợ hộ sản xuất tăng cao (1.259,57% so với năm 2007) nên dư nợ năm 2008 đã giảm. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn quản lí tốt việc cho vay và thu nợ của những hộ sản xuất lúa, nhưng không mở rộng qui mô tín dụng. Ngân hàng phải quan tâm tới việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với sản xuất lúa.

- Cây mía, dư nợ của cây mía cũng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm, năm 2007 đạt 21.059 triệu đồng, tăng 1,96% so với năm 2006, nhưng năm 2008 đạt 12.342 triệu đồng tức giảm 41,39%. Sự tăng giảm của tín dụng đối với cây mía là do năm 2007 giá mía nguyên liệu tăng nên người dân đã mở rộng qui mô sản xuất làm cho qui mô tín dụng của Ngân hàng đối với loại cây này cũng

75

tăng, nhưng năm 2008 giá mía đã có phần giảm sút nên qui mô trồng mía cũng bị thu hẹp kéo theo sự giảm sút của qui mô tín dụng đối với ngành này.

- Qui mô ngành chăn nuôi năm 2007 đã giảm 2,60% và đạt 19.817 triệu đồng so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 con số này đã thay đổi và đạt 21.395 triệu đồng, tăng 7,96% so với năm 2007. Do năm 2007 giá vật nuôi có tăng nhưng vì giá thức ăn gia súc cao nên người dân cũng chưa mạnh dạn mở rộng qui mô chăn nuôi và do trong năm 2007 có dịch cúm gia cầm nên việc chăn nuôi gà, vịt, cũng bị thu hẹp lại. Đến năm 2008 giá thức ăn đã giảm và dịch cúm cũng đã được khống chế nên qui mô ngành này đã được mở rộng lại.

- Trong những năm gần đây giá cây ăn trái đã có nhiều biến động và giảm mạnh nên các nhà vườn đã thu hẹp diện tích đất trồng cây mà chuyển sang ngành sản xuất khác làm cho dư nợ cải tạo vườn của Ngân hàng đã giảm liên tục qua 3 năm, năm 2007 đạt 25.255 triệu đồng, giảm 20,99% so với năm 2006, năm 2008 là 13.292 triệu đồng, giảm 47,37% so với năm 2007. Tuy năm 2008 giá trái cây có tăng nhưng người dân cũng không mở rộng qui mô sản xuất nên dư nợ cũng không tăng.

- Tôm, cá lúa cũng bị thu hẹp qui mô, năm 2007 đạt 5.767 triệu đồng, giảm 25,78% so với năm 2006, năm 2008 là 4.355 triệu đồng, giảm 24,48% so với năm 2007. Đây là ngành sản xuất mới và không phù hợp với tập quán sản xuất của vùng nên qui mô sản xuất của nó không được mở rộng làm cho tín dụng cũng như dư nợ đối với ngành này của Ngân hàng cũng bị thu hẹp dần.

- Dư nợ của khoản vay phục vụ nông nghiệp năm 2007 là 3.849 triệu đồng, tăng 106,94% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 2.616 triệu đồng, giảm 32,03% so với năm 2007. Tín dụng đối với việc phục vụ nông nghiệp phụ thuộc vào việc phát triển của các ngành sản xuất nông nghiệp. Năm 2007 qui mô của đa số các ngành sản xuất đều tăng thì việc phải tăng cường các công cụ để phục vụ sản xuất là đều tất yếu. Đến năm 2008 giảm là do các công cụ sản xuất thường là những công cụ có giá trị sử dụng lâu năm nên do trong năm 2007 họ đã dầu tư cho khoản này thì năm 2008 nó sẽ không được chú ý nhiều nữa.

- Sản xuất khác có dư nợ năm 2007 là 30.583 triệu đồng, tăng 17,74%, năm 2008 là 21.215 triệu đồng, giảm 30,63%. Do mấy năm nay luôn có sự

chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu hướng phát triển của đất nước nên các ngành sản xuất khác luôn tăng giảm bất thường.

Tóm lại, tình hình dư nợ hộ sản xuất của NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú giảm qua các năm do các ngành sản xuất của Huyện đa phần bị thu hẹp qui mô do kinh tế trong nước có nhiều biến động làm cho qui mô hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng cũng không thể mở rộng qui mô.

* Chỉ số tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động

BÀNG 13: TỶ LỆ DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤT

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

a. Dư nợ (Triệu đồng) 108.828 107.886 75.887 b. Tổng vốn huy động (Triệu đồng) 28.889 38.271 48.512

Tỷ lệ dư nợ (a/b)(Lần) 3,77 2,82 1,56

* Nhận xét:

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng là thấp; ngược lại, chỉ tiêu này quá nhỏ chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Trong năm 2006, tỷ lệ dư nợ hộ sản xuất trên vốn huy động là 3,77, sau đó giảm xuống chỉ còn 2,82 vào năm 2007 và 1,56 vào năm 2008. Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy đã có sự tăng lên nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất trong Huyện, Ngân hàng phải lấy vốn từ hội sở chuyển về và các nguồn khác. Do đó, Ngân hàng cần phải tăng cường nhiều biện pháp để huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phục vụ lại các nhu cầu cần vay vốn của khách hàng.

77

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng.pdf (Trang 79 - 87)