Mô hình lạm phát theo quan điểm kỳ vọng

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế.pdf (Trang 38 - 40)

Một trong những khác nhau chính giữa các lý thuyết của lạm phát được phát triển trong những năm sau này và các lý thuyết cổ điển là vai trò của kì vọng. Mặc dù Keynes, Hicks, Lange, và các tác giả khác có bàn về kì vọng, nhưng chỉ những năm 1970 trở lại đây, việc đưa yếu tố kỳ vọng vào lạm phát mới được nghiên cứu rộng rãi (xem [47, tr. 20]).

Người ta có thể đoán lạm phát trong năm tới bằng với lạm phát của năm vừa rồi hoặc là trung bình của vài năm gần với hiện tại. Nếu dự đoán như vậy thì gọi là kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation). Nhưng họ cũng có thể không chỉ dựa vào quá khứ để đoán tương lai mà còn sử dụng những thông tin hiện tại để giúp mình dự đoán. Với cách này, các nhà kinh tế học gọi là kỳ vọng hợp lý (rational expectation).

•••• Kì vọng thích nghi

Kỳ vọng thích nghi là kỳ vọng được dựa trên cơ sở các thông tin của lạm phát quá khứ. Nó có thể mắc sai lầm hệ thống vì nguồn tin một chiều và không đầy đủ.

Kì vọng thích nghi chỉ phù hợp cho trường hợp xác định kì vọng phụ thuộc vào sự thay đổi lạm phát trong quá khứ. Nếu các nhà kinh tế có thêm thông tin về các biến kinh tế khác thì việc sử dụng kì vọng thích nghi đã để lãng phí thông tin. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng kì vọng hợp lý.

•••• Kì vọng hợp lý

Kì vọng hợp lý giả định mọi người sử dụng tối ưu tất cả thông tin hiện có, trong đó có thông tin về các chính sách hiện tại, để dự báo về tương lai. Kì vọng là hợp lý khi chúng trùng với các dự báo từ lý thuyết kinh tế liên quan.

Trong mô hình kinh tế, với các biến nội sinh (được giải thích bởi mô hình) và các biến ngoại sinh (được cho từ ngoài mô hình), chúng ta có thể mô tả khái niệm kì vọng hợp lý theo ngôn ngữ toán học. Kì vọng hợp lý là ước lượng không chệch từ các biến nội sinh của mô hình, còn các biến ngoại sinh

được sử dụng để dự báo. Kỳ vọng hợp lý được mô tả dưới công thức toán học

rút gọn như sau:

E(πt/It-1) = πt* (1.15)

πt - πt* = πt - E(πt/It-1) = εt (1.16) trong đó It-1 là các thông tin sẵn có vào cuối thời kì t-1.

εt là biến ngẫu nhiên với E(εt)=0.

πt là tỷ lệ lạm phát, và πt* là tỷ lệ lạm phát kì vọng tại thời kì t.

•••• Quan hệ lạm phát và tốc độ tăng tiền theo quan điểm kỳ vọng

Với giả thiết tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi và các nhà kinh tế dự đoán được tỷ lệ tăng cung tiền trước 1 kỳ. Ta có kỳ vọng hợp lý:

mt* = E(mt | It-1) (1.17)

πt* = E(πt/It-1) (1.18)

trong đó It-1 là các thông tin sẵn có vào cuối thời kì t-1.

mt* là tỷ lệ tăng cung tiền kỳ vọng, và πt* là tỷ lệ lạm phát kì vọng tại thời kì t.

Khi đó, độ lệch của tỷ lệ lạm phát thực với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng được xác định bởi sai số giữa tỷ lệ tăng cung tiền và tỷ lệ tăng cung tiền kỳ vọng (xem giải thích chi tiết ở Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế.pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)