Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế.pdf (Trang 83 - 86)

Với phần trình bày thực trạng diễn biến lạm phát Việt Nam giai đoạn 1986 - 2008 và phân tích một số nguyên nhân tác động đến sự biến động lạm phát, Luận án có một số nhận xét như sau:

Trước hết, xem lại giai đoạn lạm phát rất cao 1986-1991. Năm 1986- 1988 là những năm đầu đổi mới nhưng hầu như chưa đổi mới, tỷ lệ lạm phát đều trên 200%. Đến năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách nổi bật nhất trong giai đoạn này là chính sách lãi suất thực dương để kiềm chế lạm phát. Với chính sách mạnh "lãi suất cao" đã kiềm chế thành công, đưa tỷ lệ lạm phát năm 1989 còn 34,7%. Tuy nhiên, kinh tế chưa ổn định nên năm 1990- 1991, lạm phát lại tăng lên 67%. Thực tế giai đoạn này cho thấy, công cụ lãi suất đã thể hiện hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát của Việt Nam.

Xét tiếp diễn biến lạm phát từ năm 1992 đến năm 2008, đặc biệt giai đoạn mức giá chung lại tăng cao trong 5 năm gần đây 2004-2008 cho thấy biến động lạm phát Việt Nam trong giai đoạn gần đây có chịu sự tác động của yếu tố tâm lý. Lý do thứ nhất của tác động tâm lý đó là đề án tăng lương từ năm 2003. Mục tiêu của Chính phủ về tăng lương tối thiểu là để bù đắp trượt

giá, đảm bảo lương thực tế cho người lao động. Tuy nhiên, tăng lương cũng đã tạo ra tác động tâm lý làm tăng giá, thậm chí giá tăng trước ngày lương tối thiểu được tăng. Ngoài ra, việc NHNN đưa vào lưu thông loại tiền mới đồng thời với hiện tượng giá cả tăng lên liên tục không bình thường trong mấy năm qua đã tạo ra kỳ vọng giá cả tăng cao đẩy lạm phát tăng cao.

Một yếu tố có liên quan đến biến động lạm phát Việt Nam trong suốt hai thập kỷ 1986-2008 nữa là sự biến thiên mang tính chu kỳ của thu nhập thực tế, hay khoảng chênh lệch sản lượng thực với sản lượng tiềm năng. Nếu chênh lệch thu nhập thực tế với mức tiềm năng có xu hướng giảm xuống ở mức thấp thì lạm phát có xu hướng xuống thấp giai đoạn đó.

Ngoài ra, xem xét diễn biến lạm phát với biến động giá thế giới, chúng ta thấy rằng có một sự trùng hợp giữa giai đoạn lạm phát cao và giai đoạn giá dầu thế giới tăng cao. Tuy chưa kết luận mức độ tác động của biến động giá dầu thế giới đến giá trong nước, nhưng thực tế trong hơn thập kỷ qua cho thấy biến động lạm phát Việt Nam có chịu ảnh hưởng của sốc giá thế giới.

Một yếu tố quan trọng khi xem xét nguyên nhân của tăng giá chung trong những năm gần đây, các nhà kinh tế đều phải xem xét đến yếu tố tiền tệ. Ở Việt Nam, giai đoạn trước năm 2004, có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm tiền tệ không phải nguyên nhân của biến động giá. Xét thêm giai đoạn 2004- 2008, tốc độ tăng M2 có ảnh hưởng đến tăng giá.

Để đưa ra các đánh giá tốt hơn về lạm phát, chương 3 sẽ vận dụng phân tích lý thuyết và thực tiễn ở chương 1 và chương 2 để phân tích động thái giá cả lạm phát trong thập kỷ qua bằng tiếp cận mô hình toán kinh tế. Số liệu thu thập theo quý từ năm 1986 không đầy đủ nên Luận án chỉ tập trung xét các mô hình trong giai đoạn gần đây.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI GIÁ CẢ - LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY

Cho đến nay, trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế lượng để phân tích thực nghiệm giá - lạm phát. Những mô hình này đều dựa trên các trường phái kinh tế để xây dựng các mô hình kinh tế lượng đơn biến hoặc đa biến được giới thiệu trong chương 1. Mục tiêu của các mô hình kinh tế lượng có thể là kiểm chứng tính chính xác của các giả định, kết luận của mô hình lý thuyết hoặc kiểm chứng sự phù hợp của mô hình với một nền kinh tế cụ thể nào đó. Việc lựa chọn mô hình nào để ứng dụng, lựa chọn hướng tiếp cận kinh tế nào để xây dựng mô hình tùy thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia vì mỗi quốc gia có một đặc tính riêng. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn mô hình đó là sự sẵn có hoặc khả thi về mặt dữ liệu, độ dài và tính chính xác của dữ liệu ... nhất là trong điều kiện như Việt Nam.

Trước khi xây dựng mô hình phân tích lạm phát, Luận án dành mục 3.1 để nêu một số mô hình phân tích lạm phát trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây.

Tiếp theo, với phân tích thực trạng diễn biến và một số nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn gần đây ở chương 2, chúng ta nhận thấy rằng lạm phát Việt Nam trong thập kỷ qua chịu tác động bởi một số yếu tố chính như tác động của tâm lý, tác động của yếu tố cầu chu kỳ (đại diện bởi khoảng chênh lệch sản lượng), tác động của yếu tố sốc giá thế giới, tác động của yếu tố tăng trưởng tiền tệ. Do vậy, luận án đã định hướng xây dựng mô hình đánh giá lạm phát theo tiếp cận đường Phillips. Mục 3.2 sẽ xây dựng mô hình phân tích lạm phát theo tiếp cận đường Phillips. Mô hình theo tiếp cận

đường Phillips mà Luận án xây dựng có thêm yếu tố cầu danh nghĩa tác động đến lạm phát, tức là xem xét tác động của tăng GDP danh nghĩa, thông qua đó cho thấy ảnh hưởng của tăng tiền tệ lên lạm phát. Do đó, mô hình được Luận án xây dựng trong mục 3.2 bao hàm được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam giai đoạn gần đây như tiền tệ, chênh lệch sản lượng, kỳ vọng...

Với mục đích phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam, mục 3.3 của Luận án vận dụng một số mô hình như ARIMA mùa vụ, mô hình mô hình phục hồi trung bình để đưa ra một số nhận định, dự báo về giá cả - lạm phát.

Một phần của tài liệu Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế.pdf (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)