4. 3. 1. 1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng,giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng,giảm (%) 1. Ngắn hạn 120.692 148.751 210.944 28.059 23,25 62.193 41,81 2. Trung hạn 40.230 50.800 55.156 10.570 26,27 4.356 8,57 TỔNG CỘNG 160.922 199.551 266.100 38.629 24,00 66.549 33,35
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Với nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đến các thành phần kinh tế trong huyện. Ngân hàng đã đưa ra nhiều cơ chế tín dụng phù hợp tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, cho vay các dự án mang tính khả thi mang
lại hiệu qủa kinh tế cao. Do đó, hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng tâm của ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi chính cho ngân hàng.
Do đặc điểm của ngành nông nghiệp thường có chu kỳ hoạt động tối đa là 5 năm nên việc cho vay dài hạn (trên 5 năm) tại ngân hàng là rất ít. Do vậy, tình hình cho vay và thu nợ chỉ tính cho hai loại thời hạn là: ngắn hạn và trung hạn.
Nhìn vào bảng 5 ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm của ngân hàng luôn tăng mà chủ yếu sự gia tăng là cho vay ngắn hạn.
Đầu tư tín dụng ngắn hạn là hình thức đầu tư chủ yếu của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh. Nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cấp tín dụng dung để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho từng vụ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dung, sinh hoạt cá nhân trên địa bàn. Cùng với sự phát triển của huyện, đời sống của nhân dân cũng dần được cải thiện, nhu cầu vốn cho sản xuất cũng được nâng cao. Cụ thể như sau:
- Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 120.692 triệu đồng, sang năm 2006 là 148.751 triệu đồng, tăng 28.059 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 23,25% so với năm 2005. Đến năm 2007 là 210.944 triệu đồng, tăng 62.193 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 41,81% so với năm 2006. Nguyên nhân sự gia tăng này do:
+ Các hộ cho vay vốn đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, số hộ vay ngày càng tăng qua các năm.
+ Thủ tục cho vay được đơn giản hoá, đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt tình giúp đỡ người dân khi đến vay vốn.
+ Huyện Vĩnh Thạnh là huyện có 80% là nông dân làm sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, nên cho vay ngắn hạn sẽ tạo cho ngân hàng thu hồi nợđược dễ dàng.
+ Có đủ vốn để kịp thời cung cấp cho khách hàng vì nguồn vốn của ngân hàng cũng huy động bằng hình thức ngắn hạn.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định điều tra cho cán bộ tín dụng.
+ Cho vay ngắn hạn phù hợp với loại hình cho vay nông thôn thu hút khách hàng ngày càng đông, món vay của nông dân thường nhỏ nhưng số lượng vay rất lớn.
+ Phân tán bớt rủi ro cho ngân hàng.
Để thấy rõ hơn về sự tăng giảm về tình hình cho vay giữa các năm ta có thể dựa vào hình sau:
120.692 148.751 210.944 50.800 55.156 40.230 266.100 199.551 160.922 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung hạn Tổng Năm Triệu đồng
Hình 9: Biểu đồ tình hình cho vay theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2005-2007
Qua biểu đồ 4 ta thấy được tình hình cho vay trung hạn tăng lên qua các năm. Nguyên nhân tăng lên này là do:
- Ngân hàng đã chủ trương thực hiện nhiều biện pháp chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung-dài hạn. Theo công văn số 1143/NHNo ngày 24/8/95 của NHNo & PTNT, ngân hàng khuyến khích nông dân mở rộng qui mô sản xuất ngày càng lớn hơn. Điều này làm cho tỷ trọng cho vay trung hạn tăng lên.
- Ngân hàng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế như cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay các doanh nghiệp, dịch vụ thương mại, các ngành công nghiệp xay xát,v.v…Cũng góp phần làm gia tăng doanh số cho vay trung-dài hạn.
Trong năm 2005 doanh số cho vay Doanh nghiệp đạt được là 40.230 triệu đồng (cho vay Doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề chính sau: Kinh doanh gia công xay xát lúa gạo, kinh doanh nông sản, dịch vụ thương mại…)
- Do việc cấp tín dụng trung-dài hạn của Ngân hàng mà chủ yếu là trung hạn để bù đắp sự thiếu hụt về vốn do việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất của các hộ sản xuất kinh doanh, chăn nuôi gia xúc gia cầm, đáp ứng nhu cầu tiêu dung dài hạn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Do ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tín dụng, tốc độ cơ giới hoá trong nông nghiệp của huyện được bà con từng bước nâng cao, ảnh hưởng đến loại hình tín dụng này.
Doanh số cho vay vốn trung hạn năm 2005 là 40.230 triệu đồng, sang năm 2006 thì doanh số cho vay trung hạn là 50.800 triệu đồng, số tiền tăng là 10.570 triệu đồng tỷ lệ tương ứng là 26,27%, đến năm 2007 doanh số cho vay đạt được là 55.156 triệu đồng, tăng 4.356 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ 8,57%.
4. 3. 1. 2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN 4.575 9.876 20.250 5.301 115,87 10.374 105,04 2.Hộ sản xuất 155.131 186.459 237.900 31.328 20,19 51.441 27,59 - Trồng trọt 95.078 111.875 151.200 16.797 10,83 39.325 35,15 - Chăn nuôi 60.053 74.584 86.700 14.531 9,37 12.116 16,24 3. Hộ (TT,BB) ĐLVT 1.216 3.216 7.950 2.000 164,47 4.734 147,20 TỔNG CỘNG 160.922 199.551 266.100 38.629 24,00 66.549 33,35
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
20.250 9.876 4.575 237.900 186.459 155.131 1.216 3.216 7.950 160.922 266.100 199.551 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2005 2006 2007 DNTN Hộ sản xuất Hộ (TT,BB) ĐLVT Tổng Năm Triệu đồng
Hình 10: Biểu đồ tình hình cho vay theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2005-2007
* Chú thích:
- DNTN: doanh nghiệp tư nhân
- Hộ (TT,BB) ĐLVT: hộ (tiểu thương,buôn bán) đại lý vật tư.
Qua số liệu trên cho thấy: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 160.922 triệu đồng qua năm 2006 là 199.551 triệu đồng, tăng 38.629 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 24,00%. Đến năm 2007, tăng lên 66.549 triệu đồng so với năm 2006 tương đương tỷ lệ tăng là 33,35%, đạt 266.100 triệu đồng. Ngân hàng chủ yếu cho vay các thành phần kinh tế như: Doanh nghiệp tư nhân, Hộ sản xuất, Hộ (tiểu thương, buôn bán) đại lý vật tư,…Ta đi vào phân tích cụ thể để thấy được sự tăng, giảm nguồn cho vay của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế này.
* Đối với Doanh nghiệp tư nhân:Đây là loại hình doanh nghiệp khá đông đảo và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả nên Ngân hàng đã chủ động đầu tư cho thành phần kinh tế này càng nhiều và doanh số cho vay đối tượng này tăng trưởng ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 việc giải ngân cho thành phần kinh tế này đạt 4.675 triệu đồng, chiếm 2,84% tổng doanh số cho vay thì sang năm 2006 doanh số cho vay lại tăng và đạt 9.876 triệu đồng tăng 5.301 triệu đồng hay tăng 115,87% so với năm 2005. Đến năm 2007, con số này lại tiếp tục tăng và lượng tăng này rất cao, so với năm 2006 tăng 105,04%, đạt 10.374 triệu đồng.
* Qua biểu đồ tình hình cho vay theo thành phần kinh tế ta thấy Ngân hàng chủ yếu cho vay Hộ sản xuất và cụ thể là cho vay trồng trọt và chăn nuôi:
- Trong cho vay trồng trọt Ngân hàng đầu tư chủ yếu là cho vay trồng lúa, sân phơi, thủy lợi nội đồng đây là một loại hình sản xuất nông nghiệp phổ biến ở địa bàn huyện và nó chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu đầu tư của ngân hàng. Nó là một ngành sản xuất tốn chi phí thấp, kỹ thuật canh tác đơn giản nhưng hao phí lao động cao. Trong hoàn cảnh thiếu vốn sản xuất vai trò của ngân hàng là cung cấp vốn cho nông nghiệp, doanh số cho vay trồng trọt thể hiện như sau: năm 2006 so với năm 2005 tăng 16.797 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 10,83%, năm 2007 tăng
39.325 triệu đồng so với năm 2006 tương đương tỷ lệ tăng là 35,15%. Nguyên nhân tăng như đã nêu ở trên là trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cây trồng thì chủ yếu là cho vay trồng lúa mà trong những năm qua giá lúa liên tục tăng tạo thuận lợi cho người dân, sản xuất đạt sản lượng cao giá bán lại cao làm cho lợi nhuận thu được tăng cao sau khi tính đủ chi phí vật tư, phân bón, giống,v.v…
- Về lĩnh vực chăn nuôi với địa hình thích hợp để cho việc nuôi gia súc gia cầm, đồng thời do tập quán từ trước tới nay, trình độ kỹ thuật của người dân chưa phát triển nên việc chăn nuôi với quy mô lớn chưa được phổ biến: chủ yếu là nuôi heo, nuôi cá tra hầm, lóc, rô phi… Vì vậy vay chăn nuôi chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay Hộ sản xuất. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 74.854 triệu đồng tăng 14.531 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tỷ lệ tăng là 9,37%; năm 2007 doanh số cho vay đạt 86.700 triệu đồng so với năm 2006 tăng 12.116 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 16,24%.
* Đối với Hộ (TT,BB) ĐLVT: đây là loại hình kinh doanh của các hộ gia đình, chiếm tỷ trọng nhỏ trên địa bàn nhưng hoạt động mang lại hiệu quả cao nên Ngân hàng cũng chú trọng cho vay thành phần kinh tế này và doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay đạt 3.216 triệu đồng tăng 2.000 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tỷ lệ tăng là 164,47%. Sang năm 2007, doanh số cho vay tiếp tục tăng và lượng tăng này tăng rất cao, so với năm 2006 tăng 4.734 triệu đồng tương tương tỷ lệ tăng là 147,2%, đạt 7.950 triệu đồng.