3 3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh Thành phố Cần Thơ.pdf (Trang 79 - 80)

- Nâng cao chất lượng thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mô hình tố chức, hoàn thiện qui chế, qui trình và cách thức tổ chức việc thẩm định.

- Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tuỳ thuộc vào điều kiện thức tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các qui định trong qui trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc; tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định.

- Thường xuyên cập nhập các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả trên thị trường, tỷ suất lưọi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản phẩm,v.v…để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhập thêm về nghiệp vụ và kinh nghiệm thẩm định, cho vay cho cán bộ tín dụng.

- Nên có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và hợp lý hơn: nên tách biệt bộ phận quan hệ, cho vay khách hàng với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để phần nào hạn chế của việc quá tải của cán bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện khách quan hơn trong công tác thẩm định - quyết định cho vay – thu hồi nợ…

Trong công tác thẩm định cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định phi tài

chính.

- Chúng ta nên biết rằng, ngay cả những bản nghiên cứu dự án được lập hoàn hảo nhất cũng không thể bảo đảm sự thành công cho dự án nếu không có được khả năng quản lý thành thạo của người chủ dự án. Sự khác biệt, một cách cơ bản, giữa thất bại và thành công của một dự án chính là kỹ năng quản lý của người chủ dự án trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát và theo dõi mọi mặt của dự án. Do đó, chúng ta cần phải đánh giá một cách thích đáng và đưa ra nhận xét về khả năng quản lý, uy tín, tư cách, tính trung thực và ý thức trả nợ của bên vay, của người chủ dự án.

- Thực trạng hiện nay đa số nhân viên tín dụng chỉ chú trọng thực hiện đúng qui trình tín dụng, thẩm định kỹ và có những nhận xét thích đáng về các báo cáo tài chính, tài sản bảo đảm rồi quyết định cho vay hay không cho vay. Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ vì nếu chỉ như thế thì nhân viên tín dụng mới chỉ bảo vệ được con người khi có rủi ro xảy ra chứ chưa bảo vệ được tài sản cho ngân hàng. Do đó, thiết nghĩ vấn đề đánh giá, thẩm định về uy tín, năng lực quản lý của chủ dự án, thiện chí trả nợ của người đi vay là việc mà mỗi tổ chức tín dụng, mỗi ngân hàng, mỗi nhân viên tín dụng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh Thành phố Cần Thơ.pdf (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)