3 3 Phân tích Doanh số dư nợ

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh Thành phố Cần Thơ.pdf (Trang 56)

4. 3. 3. 1. Doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụng

Dư nợ phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của từng ngành tại thời điểm nhất định. Nếu doanh số cho vay của đối tượng đó tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng thì sẽ làm cho dư nợ cuối năm biến đổi tăng giảm. Để thấy rõ hơn vấn đề đó ta đi vào phân tích dư nợ qua 3 năm.

Bảng 9: Doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng,giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng,giảm (%) 1. Ngắn hạn 98.598 100.076 145.374 1.478 1,50 45.298 45,26 2. Trung hạn 24.272 55.019 52.821 30.747 126,68 -2.198 -3,99 TỔNG CỘNG 122.870 155.095 198.195 32.225 26,23 43.100 27,79

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh) 98.598 100.076 145.374 24.272 55.019 52.821 198.195 122.870 155.095 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung hạn Tổng Năm Triệu đồng

Hình 13: Biểu hiện Doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2005, 2006, 2007

Từ bảng số liệu cho thấy doanh số dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng dần qua 3 năm, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn của nền kinh tế. Qua đó, khẳng định thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay đồng thời thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của các đơn vị thành viên. Việc cho vay ngắn hạn giúp cho vòng quay vốn của ngân hàng sẽ nhanh hơn để ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực khác và rủi ro thấp hơn cho vay trung và dài hạn.

Tổng dư nợ của Ngân hàng năm 2005 là 122.870 triệu đồng thì sang năm 2006 là 155.095 triệu đồng, tăng ở mức 32.225 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 26,23%; đến năm 2007 tổng dư nợ cho vay là 198.195 triệu đồng, tăng ở số tuyệt đối là 43.100 triệu đồng, tương ứng với tốc độ gia tăng là 27,79% so với năm 2006.

Cùng với sự gia tăng tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay của từng loại cho vay cũng khác nhau, cụ thể:

* Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2006 tăng 1.478 triệu đồng, tỷ lệ tăng 1,50% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ tăng 55.974 triệu đồng tương ứng 55,93% so với năm 2006. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng là vì bên cạnh việc đầu tư tín dụng

cho các doanh nghiệp nhà nước, chi nhánh đã có chủ trương mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình, hoặc cho vay tiêu dùng.

* Dư nợ trung hạn có xu hướng giảm, năm 2006 đạt 55.019 triệu đồng, tăng 30.747 triệu đồng, tỷ lệ tăng 126,68% so với năm 2005; năm 2007 dư nợ cho vay trung hạn giảm xuống chỉ còn 52.821 triệu đồng, giảm 2.198 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 3,99%.

Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu cho vay của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh đang chiếm ưu thế ở cho vay ngắn hạn tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu chế biến nông sản, thuỷ sản như lúa, gạo, cá,… đặc biệt là lúc vào vụ, tài trợ vốn ngắn hạn cho cá thể chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…Trong giai đoạn này, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa về việc chuyển dịch cơ cấu cho vay sang tăng dần tỷ trọng cho vay trung hạn các công trình, dự án lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

4. 3. 3. 2. Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 10: Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN 1.220 3.585 8.405 2.365 193,85 4.820 134,45 2.Hộ sản xuất 120.550 149.774 186.460 29.224 24,24 36.686 24,49 - Trồng trọt 71.420 89.595 100.930 18.175 25,45 11.335 12,65 - Chăn nuôi 49.130 60.179 85.530 11.049 22,49 25.351 42,13 3. Hộ (TT,BB) ĐLVT 1.100 1.736 3.330 636 57,82 1.594 91,82 TỔNG CỘNG 122.870 155.095 198.195 32.225 26,23 43.100 27,79

1.220 1.100 3.585 1.736 8.405 3.330 120.550 149.774 186.460 122.870 155.095 198.195 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2005 2006 2007 DNTN Hộ SX Hộ(TT,BB) ĐLVT Tổng Năm Triệu đồng

Hình 14: Biểu đồ tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2005-2007

* Chú thích:

- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

- Hộ (TT,BB) ĐLVT: Hộ (tiểu thương, buôn bán) đại lý vật tư. - Hộ SX: Hộ sản xuất

Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh số thu nợ qua các năm đều tăng. Năm 2005 Doanh số thu nợ là 122.870 triệu đồng, năm 2006 là 155.095 triệu đồng tăng 32.225 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tỷ lệ tăng là 26,23%. Đến năm 2007 tăng 43.100 triệu đồng so với năm 2006, tương đương tỷ lệ tăng là 27,79%, đạt 198.195 triệu đồng. Tình hình cụ thể như sau:

* Doanh nghiệp tư nhân: đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh số dư nợ cho vay. Trong năm 2005 dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này đạt 1.220 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ tăng lên đạt 3.585 triệu đồng tăng 2.365 triệu đồng hay tăng 193,85% so với năm 2005; đến năm 2007dư nợ đối với thành phần này tiếp tục tăng đạt 8.405 triệu đồng tăng 4.820 triệu đồng hay tăng 134,45% so với năm 2006.

* Hộ sản xuất: đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số dư nợ cho vay. Trong năm 2006 dư nợ đối với thành phần kinh tế này đạt 149.774 triệu đồng, tăng 29.224 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tỷ lệ tăng 24,24%. Sang năm 2007 dư nợ đối với thành phần kinh tế này tiếp tục tăng cao và đạt 186.460 triệu đồng, tăng 36.686 triệu đồng so với năm 2006 tương đương tỷ lệ tăng 24,49%. Nguyên nhân tăng là do dư nợ đối với từng lĩnh vực đều tăng, cụ thể:

- Nếu phân tích dư nợ theo từng lĩnh vực thì lĩnh vực trồng trọt là lĩnh vực có dư nợ tăng khá cao, cụ thể là trong năm 2006 dư nợ đạt 89.595 triệu đồng so với năm 2005 tăng 18.175 triệu đồng tỷ lệ tăng tương đương là 25,45%; qua năm 2007 dư nợ của lĩnh vực này tăng thêm và đạt 100.930 triệu đồng tăng 11.335 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ tăng tương đương là 12,65%. Nguyên nhân dư nợ của ngành trồng trọt tăng là huyện luôn chú trọng đến ngành trồng trọt, đặc biệt lúa là loại cây trồng quan trọng nhất nên huyện có chủ trương thực hiện một nền nông nghiệp phát triển bền vững, huyện luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thâm canh, thực hiện “ba giảm, ba tăng”, từng bước đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu bơm nước, làm đất, tuốt lúa và sấy thóc sau thu hoạch,…nên các Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay trong lĩnh vực này.

- Đối với dư nợ lĩnh vực chăn nuôi: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh và sự giảm sút của giá cả đã làm ảnh hưởng đến lĩnh vực này. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2006 dư nợ đạt được là 60.179 triệu đồng so với năm 2005 dư nợ tăng 11.049 triệu đồng tỷ lệ tăng tương đương là 22,49%, năm 2007 dư nợ là 85.288 triệu đồng so với năm 2006 dư nợ tăng là 25.109 triệu đồng tỷ lệ tăng tương đương là 41,72%.

* Hộ(TT,BB) ĐLVT: chỉ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số dư nợ cho vay. Doanh số dư nợ của thành phần kinh tế này tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 1.736 triệu đồng, tăng 636 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tỷ lệ tăng là 57,82%, qua năm 2007 doanh số dư nợ tiếp tục tăng cao 3.330 triệu đồng, tăng 1.594 triệu đồngtương đương tỷ lệ tăng là 91,82%.

4. 3. 4. Phân tích doanh số nợ quá hạn.

Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ quá hạn, nơi nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp, nơi nào có nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng cao. Tuy nhiên điều đó chưa phản ánh đầy đủ bởi vì chất lượng tín dụng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, có phục vụ lợi ích của người dân hay không.

Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu như Ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân hàng đầu tư. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng.

4. 3. 4. 1. Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng

Bảng 11: Bảng tổng hợp nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng,giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng,giảm (%) 1. Ngắn hạn 2.547 1.500 0.86 -1.047 -41,11 -1.499,14 -99,94 2. Trung hạn 442 247 - -195 -7,66 - - TỔNG CỘNG 2.979 1.747 0.86 -1.232 -41,36 -1.746,14 -99,95

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)

Nợ quá hạn biến động theo xu hướng giảm, năm 2005 nợ quá hạn là 2.979 triệu đồng năm 2006 nợ quá hạn là 1.747 triệu đồng, giảm 1.242 triệu đồng với tỷ lệ giảm 41,55%. Năm 2007 nợ quá hạn chỉ còn lại là 0.86 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 99,95%. Nguyên nhân chủ yếu là:

+ Ban Giám đốc có những chỉ dẫn kịp thời, đúng đắn về công tác thu nợ và giải quyết nợ quá hạn trong năm. Do sự tích cực, có trách nhiệm trong công tác thu nợ đến hạn, thẩm định chặt chẽ phương án cho vay của các cán bộ tín dụng.

+ Tuy vậy do sự biến động của giá cả thị trường (giá cả tăng giảm thất thường), dẫn đến nhiều hộ vay bị thua lỗ, làm ăn thất bại nên nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao. Do tư tưởng của một số khách hàng không muốn trả nợ đúng hạn, kéo dài nợ để nhằm sử dụng vào mục đích khác dẫn đến Ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn, vì thực tế lãi suất nợ quá hạn vẫn còn thấp hơn lãi suất vay ngoài nên họ vẫn chấp nhận.

Trong khi Doanh số thu nợ tăng lên và tỷ lệ quá hạn ngày một giảm xuống đây là một tín hiệu tốt cho chi nhánh, được thể hiện cụ thể như sau:

- Nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2005 ở mức 2.547 triệu đồng, sang năm 2006 là 1.500 triệu đồng giảm 1.047 triệu đồng với tỷ lệ giảm 41,11%; đến năm 2007 nợ quá hạn giảm còn 0.86 triệu đồng, giảm 1499.14 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 99,94% so với năm 2006.

- Nợ quá hạn trung hạn năm 2005 là 442 triệu đồng, năm 2006 là 247 triệu đồng, giảm 195 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 7,66%. Nợ quá hạn năm 2007 không có là do nợ trung hạn của ngân hàng chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp trong năm kinh doanh có hiệu quả, thu nhập cao nên đã trả hết nợ cho ngân hàng.

Nhìn chung, do tình hình giá cả thị trường biến động và một phần do sự chủ quan của Cán bộ Tín dụng, dẫn đến những thiệt hại nhất định cho Ngân hàng. Để xem xét việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích xin vay hay không là điều khó khăn và tốn nhiều thời gian, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng thường không kịp thời khi phát hiện thì chuyện đã rồi hoặc khách hàng đã đầutư hết vào các lĩnh vực khác, hoặc là khách hàng không còn khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn. Tuy nhiên, ngoài yếu tố trên một phần do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, giá cả thị trường v.v.. Đó là những yếu tố khách quan không thể lường trước được. Do đó, đòi hỏi Cán bộ Tín dụng phải được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, trình độ

năng lực trong thẩm định cho vay và cố gắng thu hồi nợ để hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất. 2.547 442 1.500 247 0 0 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung hạn Năm Triệu đồng

Hình 15: Biểu đồ về tình hình nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay qua 3 năm 2005, 2006, 2007

4. 3. 4. 2. Doanh số nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 12: Bảng tổng hợp nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN - - - - - - - 2.Hộ sản xuất 2.979 1.747 0.86 -1.232 -41,36 -1.746,14 -99,95 - Trồng trọt 877 524 0.86 -353 -40,25 -523,14 -99,84 - Chăn nuôi 2.102 1.223 - -879 -41,82 - - 3. Hộ (TT,BB) ĐLVT - - - - - - - TỔNG CỘNG 2.979 1.747 0.86 -1.232 -41,36 -1.746,14 -99,95

0 2.979 0 0 1.747 0 0 0 0 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2005 2006 2007 DNTN Hộ sản xuất Hộ (TT,BB) ĐLVT Năm Triệu đồng

Hình 16: Biểu đồ về tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế qua các năm 2005, 2006, 2007

* Chú thích:

- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

- Hộ (TT,BB) ĐLVT: Hộ (tiểu thương, buôn bán) đại lý vật tư. - Hộ SX: Hộ sản xuất

Qua số liệu ta thấy thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân và Hộ (TT,BB) đại lý vật tư không có nợ quá hạn. Do các thành phần kinh tế này kinh doanh đạt hiệu quả và tiến hành trả nợ theo đúng thời hạn cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn của các thành phần kinh tế này bằng 0.

Nhìn chung tình hình nợ quá hạn tương đối tốt, riêng chỉ có Hộ sản xuất có nợ quá hạn, nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Năm 2005 Doanh số nợ quá hạn là 2.979 triệu đồng, sang năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 1.747 triệu đồng, giảm 1.232 triệu đồng tương đương đỷ lệ giảm là 41,36%. Đến năm 2007 Doanh số nợ quá hạn đã giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn lại 0.86 triệu, giảm 1.746,14 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 99,95%. Nếu xét riêng từng lĩnh vực thì nợ quá hạn trong lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỷ lệ nợ khá cao nhưngđến năm 2007 thì nợ quá hạn của lĩnh vực này bằng 0. Cụ thể, trong năm 2005 nợ quá hạn trong chăn nuôi là 2.102 triệu đồng, sang năm 2006 là 1.223 triệu đồng, giảm 879 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 41,82% và sang năm 2007 thì chăn nuôi không có nợ

quá hạn. Nguyên nhân của sự biến động này là cũng là do sự biến động giá cả các mặt hàng, cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở heo. Nhưng đến năm 2007 người dân đã phòng trừ được loại dịch này và giá cả các mặt hàng chăn nuôi tăng lên làm cho thu nhập người dân tăng và đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Từ đó ta thấy rằng việc sản xuất của các hộ nông dân còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên và giá cả thị trường. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đối với lĩnh vực trồng trọt thì năm 2005 là 877 triệu đồng, sang năm 2006 giảm xuống còn 524 triệu đồng, giảm 353 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm là 40,25%. Đến năm 2007 chỉ còn 0,86 triệu đồng, giảm 523,14 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm là 99,84%. Nguyên nhân là do trong trồng trọt giá lúa vẫn còn thấp trong khi đó chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu tăng lên làm cho thu nhập của người dân không đủ để bù đắp

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh Thành phố Cần Thơ.pdf (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)