4. 3. 5. 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng
Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn và Nợ quá hạn trên dư nợ
Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm.
Vòng quay vốn = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân
Bảng 13: Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng và Nợ quá hạn trên Dư nợ của ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số cho vay Triệu đồng 160.922 199.551 266.100
Doanh số thu nợ Triệu đồng 143.805 167.326 223.000
Dư nợ bình quân Triệu đồng 118.784 148.480 185.600
Dư nợ Triệu đồng 122.870 155.095 198.195
Nợ quá hạn Triệu đồng 2.979 1.747 0.86
Vòng quay vốn tín
dụng Vòng 1,21 1,13 1,20
NQH/Dư nợ % 0,02 0,01 0,00
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Vòng quay vốn tín dụng qua3 năm thể hiện như sau năm 2005 là 1,21 vòng, năm 2006 là 1,13 vòng, năm 2007 là 1,20 vòng. Vòng quay vốn mỗi năm trên 1 vòng, cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng tốt hiệu quả cao.
Đây là một chỉ tiêu có thể nói là khá quan trọng trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. Chi nhánh cần tăng thêm các biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận.
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ: Nợ quá hạn năm 2005 là 0,02% ; năm 2006 là 0,01% ; năm 2007 là 0,00%. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngành của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh là rất thấp.Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng
ngành nông nghiệp tại Ngân hàng đạt chất lượng cao, tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động của ngân hàng càng chất lượng. Chỉ tiêu này nêu lên được chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo, nhưng để nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng phát triển tốt hơn, chi nhánh cần phải thường xuyên giám sát các khoản vay theo từng đối tượng. Như vậy, cán bộ tín dụng sẽ nắm được rất rõ tình hình tổng thể của doanh nghiệp, hộ cá thể để có biện pháp thu hồi nợ đúng lúc và cho vay một cách hợp lý nhất, đúng mục đích để tránh tình trạng phải phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị vay vốn.
Chỉ tiêu Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này cho ta thấy trong một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi nợ được bao nhiêu đồng.
Bảng 14 : Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007
Doanh số thu nợ Triệu đồng 143.805 167.326 223.000
Doanh số cho vay Triệu đồng 160.922 199.551 266.100
DSTN/DSCV % 89,36 83,85 83,80
Mặc dù doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng có giảm nhưng lại tương đối ổn định ở 2 năm 2006 (83,85%), 2007 (83,80%); đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, từ đó chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay của Ngân hàng không dưới mức 83%. Cụ thể là trong năm 2005, tỷ số này là 89,36% sang đến năm 2006 là 83,85% và năm 2007 là 83,80%. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng tốt và chỉ số luôn luôn gần bằng 1, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.
Chỉ tiêu Dư nợ/ Vốn huy động:
Bảng 15: Chỉ tiêu Dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
Dư nợ Triệu đồng 122.870 155.095 198.195
Tổng vốn huy động Triệu đồng 123.372 155.597 195.249
Dư nợ/Tổng vốn huy động % 99,59 99,68 101,51
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng là khá tốt, chứng tỏ vốn huy động của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngày càng cao trong điều kiện nền kinh tế của đất nước đang phát triển. Năm 2005 là 99,59%, năm 2006 là 99,68% và năm 2007 là 101,51%; tình hình này cho thấy trong những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, nó cũng góp phần đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng liên tục trong hoạt động cho vay.
Chỉ tiêu Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn:
Chỉ số này thể hiện khả năng huy động vốn mạnh hay yếu chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng nguồn.
Bảng 16: Chỉ tiêu Vồn huy động trên Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Vốn huy động Triệu đồng 15.256 33.813 60.466
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 123.372 155.597 195.249
VHĐ/Tổng NV % 12,37 21,73 30,97
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Qua bảng 17 ta thấy khả năng huy độgn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày một tốt hơn. Cụ thể, năm 2005 đạt 12,37%, năm 2006 tỷ lệ này tiêpd tục tăng lên đạt 21,37%. Đến năm 2007 thì tăng lên 30,97%. Ngân hàng có khả năng huy động vốn ngày một tốt hơn là do ngân hàng đã có những chính sách huy động vốn đạt hiệu quả: lãi suất huy động vốn cao, chương trình rút thăm trúng thưởng, hình thức khuyến mãi hấp
dẫn,…Khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày một tăng điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động ngày càng tốt.
Chỉ tiêu Lợi nhuận/ Doanh thu:
Phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bảng 17: Chỉ tiêu Lợi nhuận trên Doanh thu
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Lợi nhuận Triệu đồng 1.127 1.681 3.453
Doanh thu Triệu đồng 13.200 16.363 24.993
Lợi nhuận/ Doanh thu % 8,54 10,27 13,82
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Qua bảng 18 ta thấy tỷ lệ này tăng đều qua 3 năm chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là khá tốt. Cụ thể, Năm 2005 là 8,54% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 8,54 đồng lợi nhuận, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên đạt 10,27% và năm 2007 nó vẫn tiếp tục tăng đạt 13,82%. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để tăng chỉ số này vì chỉ số này càng cao thì hiệu quả ngân hàng được đánh giá càng tốt.
Có được kết quả như vậy là do ngân hàng có sự phối hợp linh hoạt trong chiến lược phát triển của các ngân hàng chi nhánh và các công ty thành viên. Qua 3 năm tỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả tức là sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được để cho vay. Như chúng ta đã biết hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng nhưng nó lại là lĩnh vực hoạt động có rủi ro cao nhất. Cho nên để giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng nên cơ cấu lại các khoản mục tài sản Có theo hướng tăng các tài sản có khả năng sinh lời tốt, giảm các tỷ trọng tài sản có rủi ro cao, tăng tỷ trọng tài sản có rủi ro thấp thông qua định hướng đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động, giảm dần hoạt động tín dụng, tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, hoạt động trong các lĩnh vực tài chính phi ngân hàng và các hoạt động khác.
Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ta rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnhnhư sau:
* Điểm mạnh:
- Định hướng được khách hàng tương lai của Ngân hàng là nông dân.
- Khách hàng của Ngân hàng phần đông là nông dân chính vì những đặc điểm này nên Ngân hàng đặt ra mục tiêu, kế hoạch và sách lược trong việc phát triển của Ngân hàng gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, gắn liền với chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện.
- Công tác tổ chức và quản lý với bộ máy tổ chức đơn giản giúp cung cấp và xử lý thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác trong nội bộ đơn vị.
- Với chính sách hiện nay ngân hàng không tập trung cho vay theo lĩnh vực như trước đây mà căn cứ vào hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
* Điểm yếu:
- Phần lớn khách hàng của ngân hàng là nông dân có thu nhập chủ yếu từ 2 vụ lúa mà ngành nông nghiệp chịu rủi ro cao do ảnh hưởng của thiên tai gây ra, thu nhập thấp nên không có vốn tích lũy để sản xuất và tái sản xuất vì vậy nguồn vốn để nông dân sản xuất là vay từ ngân hàng do đó khi nông dân thất mùa hoặc giá cả thấp thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng gặp không ít khó khăn, trong khi đó việc xử lý tài sản đảm bảo tín dụng theo phương thức Ngân hàng tự bán thực ra khó thực hiện do thiếu sự phối hợp của các ban ngành liên quan và tài sản có giá trị lớn chưa tìm được người mua, ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng thấp.
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng do đó Ngân hàng phải vay vốn cấp trên và việc phụ thuộc này không tạo cho ngân hàng tính chủ động trong cho vay và lợi nhuận của ngân hàng giảm.
- Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn quá rộng lớn nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay ít nhiều cũng có hạn chế, không nhắc nhở kịp thời những món vay đến hạn. Mặt khác cán bộ tín dụng có trình độ đại học nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế từ đó xử lý nghiệp vụ ít nhiều không nhạy bén và việc quản lý theo dõi, cập nhật nợ chưa kịp thời làm chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm.
- Hệ thống máy vi tính chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch và sử dụng tại đơn vị nên trong việc xử lý nghiệp vụ còn chậm làm mất thời gian cả phía khách hàng và Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng quan tâm đầu tư hệ thống máy vi tính hiện đại và nâng cao trình độ sử dụng máy cho cán bộ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển thêm các sản phẩm tiện ích tạo thu nhập thêm cho Ngân hàng.
4. 3. 5. 2. Phân tích chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể biểu hiện tỷ lệ dư nợ tăng dần qua các năm, năm 2006 tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo chỉ có 41% nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này lên đến 66%.
Tình trạng dư nợ quá hạn của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh rất tốt còn ở dưới mức cho phép của ngân hàng nhà nước là 5%. Tuy vậy tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng được cải thiện tốt hơn năm 2005 tỷ lệ này là 0,02%, đến năm 2006 giảm xuống còn 0,01%, đến năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống gần băng 0 (0,00043%). Có được kết quả này là do mục tiêu của ngân hàng là giảm thiểu rủi ro nên ngân hàng đã tổ chức lại cơ cấu ban Tín dụng để tách bạch chức năng chính sách ra khỏi chức năng phê duyệt các khoản vay.
Ngoài ra Ngân hàng còn xây dựng và ban hành sổ tay tín dụng quy định chính sách tín dụng, các quy trình thủ tục cho vay, phân loại và đánh giá khách hàng, quy định nội bộ liên quan để quản lý rủi ro được quy định chi tiết. Giấy tờ và chứng từ có liên quan phải được lưu giữ theo quy định. Cho nên việc lựa chọn khách hàng để cho vay tốt và hiệu quả hơn. Đồng thời, công tác xử lý nợ xấu, giảm nợ quá hạn và tăng cường tận thu nợ được ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt. Từ đó, chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện hơn, các khoản nợ quá hạn sẽ giảm.
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH THẠNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ