3 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trong NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh Thành phố Cần Thơ.pdf (Trang 76 - 77)

HUYỆN VĨNH THẠNH

Tín dụng luôn được xem là hoạt động đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng song bản thân nó cũng ẩn chứa rủi ro cao nhất trong tất cả những rủi ro mà ngân hàng gánh chịu trong hoạt động của mình. Chính vì lẽ đó, đi đôi với công tác quản trị tín dụng là công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Việc quản trị rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh được thực hiện khá triệt để thông qua các hoạt động sau:

- Ngân hàng đã thành lập một bộ phận quản lý rủi ro, và nhiệm vụ của bộ phận này là đề ra các chiến lược quản trị rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, kiểm tra và giám sát việc thực hiện những chính sách chiến lược đó.

Hơn nữa để bộ phận này hoạt động hiệu quả, Ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.

- Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, trong những năm gần đây ngân hàng không ngừng tiến hành đề án cơ cấu lại, và không ngừng cải thiện chất lượng tín dụng nhằm thực hiện triệt để công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Trong đề án cơ cấu lại, ngân hàng đã đạt được những thành tựu như sau: Trong những năm qua, ngân hàng triển khai đánh giá các lĩnh vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Điều này được thể hiện thông qua những phân tích về cơ cấu tín dụng của ngân hàng qua các năm theo thời hạn và theo loại hình. Ngoài ra ngân hàng luôn thận trọng trong việc đánh giá và phân loại khách hàng trước khi tiến hành cho vay.

Qua thực tế về phân tích chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh trong ba năm qua, nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Vì đây là một điều hiển nhiên vì bất cứ một khoản cho vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp thấp, ở năm 2007 tỷ lệ này gần như bằng 0 (0,00043%). Đây là kết quả của việc Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác cho vay; chính sách tín dụng thay đổi phù hợp

với tình hình thực tế của nền kinh tế và những thay đổi của các văn bản pháp luật; thực hiện tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình cho vay; đội ngũ cán bộ đã từng bước tự hoàn thiện, học hỏi nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết xã hội,v.v…..

Nhưng thực trạng nợ quá hạn vẫn phát sinh và tồn tại ở bất cứ đơn vị cho vay nào. Do đó làm thế nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất?

Trong bối cảnh nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, để nâng cao được chất lượng, đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng thì cần phải có nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh Thành phố Cần Thơ.pdf (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)