Có nhiều phƣơng pháp đánh giá hoạt tính của xúc tác cracking. Về bản chất, đều dựa vào thiết bị chuẩn hóa và nguyên liệu mẫu cùng các điều kiên công nghệ của phòng thí nghiệm, để xác định hiệu suất các sản phẩm: xăng, phần cất, khí, cốc. Vì mục đích của cracking là tạo xăng, nên phƣơng pháp dùng hiệu suất xăng thu đƣợc để đánh giá độ hoạt động của xúc tác sẽ đơn giản hơn. Do vậy, độ hoạt tính của xúc tác thƣờng đƣợc biểu diễn thông qua chỉ số hoạt tính, đó là giá trị của hiệu suất xăng(% khối lƣợng) khi cracking nguyên liệu mẫu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hoạt tính của xúc tác phụ thuộc vào tính chất lý hóa của xúc tác, mà trƣớc hết phụ thuộc vào thành phần hóa học của xúc tác cũng nhƣ điều kiện công nghệ của quá trình. Trong thực tế sản xuất, dựa vào độ hoạt tính của xúc tác, ngƣời ta phân xúc tác thành các loại nhƣ sau:
- Xúc tác có độ hoạt tính cao: hiệu suất xăng lớn hơn 45%;
Nguyễn Thành Chung – CN Hóa dầu – K55 Trang 34
- Xúc tác có độ hoạt tính thấp: hiệu suất xăng nhỏ hơn 30%.
Một khái niệm quan trọng là hoạt tính ổn định của xúc tác. Xúc tác mới trong điều kiện cracking thƣờng có độ hoạt tính cao. Theo thời gian làm việc, độ hoạt tính giảm dần tới một giá trị ổn định, gọi là hoạt tính bền hay hoạt tính cân bằng. Sau một thời gian làm việc kéo dài nữa, độ hoạt tính của xúc tác bị giảm xuống do cốc tạo che phủ nhanh các tâm hoạt tính của xúc tác.[1]