Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, cần quan tâm tới các vấn đề sau:
Một là, xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam là một bộ phận của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vấn đề này đã đợc nói rõ trong Nghị quyết Hội Nghị Ban Chấp hành TW lần thứ năm (khoá VIII), đó là quan điểm cơ bản của Đảng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nớc. Trong giai đoạn hiện nay, cần đem khí phách “phục hng dân tộc” trong đấu tranh giải phóng đất nớc thành ý chí “phục hng dân tộc” bằng tinh thần doanh nghiệp để tấn công vào nghèo nàn, lạc hậu. Đồng thời khắc phục sự hạn chế của con ngời truyền thống, phát huy cái hay vốn có và bổ sung những phẩm chất mới của thời đại. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu “Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”
Hai là, xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam nhằm mục tiêu đẩy mạnh sản xuất-kinh doanh, là cơ sở phát triển nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa có tốc độ phát triển cao và bền vững. Sự phát huy những thành công của Việt Nam sẽ góp phần xây dựng con ngời Việt Nam về
trí tuệ, đạo đức, tình cảm, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, đáp ứng đợc yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
Ba là, cần xây dựng thể chế xã hội trong kinh doanh, ở đó Luật Doanh nghiệp làm trọng tâm, nhằm phát huy nội lực dân tộc phục vụ đất nớc và tăng cờng sự quản lý của nhà nớc với các hoạt động của doanh nghiệp.
Bốn là, cần xây dựng mạng lới thiết chế kinh doanh nhằm quảng bá các sản phẩm của văn hoá doanh nghiệp. Sản phẩm của văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực nh đã nói ở trên. ở nớc ta hiện nay, các tổ chức nh Phòng Thơng Mại và Công Nghiệp, Hội doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức xã hội- nghề nghiệp của các thành phần kinh tế khác có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam, ngoài một số ít các hiệp hội doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, phần đông cha đáp ứng đợc các yêu cầu của hội viên. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 32% số doanh nghiệp đợc hỏi không hài lòng với vai trò “đại diện quyền lợi” của hiệp hội (phụ lục 5,6). Vì vậy để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao nhận thức và thống nhất quan niệm, bản chất và vai trò của hiệp hội doanh nghiệp.
Năm là, cần coi trọng tổ chức xây dựng đời sống văn hoá kinh doanh của từng hộ gia đình, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp cho đến các tập đoàn kinh tế, đặc biệt phải xây dựng đời sống văn hoá của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp. Bởi vì, văn hoá của từng hộ gia đình, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp cho đến các tập đoàn kinh tế là toàn bộ những giá trị tinh thần có tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên trong tổ chức đó.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cần đợc nhận thức là công việc của toàn xã hội chứ không của riêng giới doanh nhân. Xã hội hoá đợc coi là giải pháp quan trọng để tạo ra nguồn lực tinh thần của văn hoá doanh nghiệp nói riêng và văn hoá kinh doanh nói chung.