Quy trình thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.pdf (Trang 28 - 32)

2.1.9.1. Bước 1: Xem xét tổng thể dự án đầu tư

Tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽđược đề cập với tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án đầu tư. Các nội dung chính khi thẩm định cần phải phân tích đánh giá gồm:

a) Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án đầu tư: - Mục tiêu đầu tư của dự án đầu tư

- Sự cần thiết đầu tư

- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụđầu ra của dự án đầu tư.

- Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư

- Phương án tiêu thụ sản phẩm, phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụđầu ra của dự án.

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

b) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án đầu tư. - Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụđầu ra của dự án

- Tổng nhu cầu trong tương lai về sản phẩm, dịch vụđầu ra của dự án

- Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thếđến thời điểm thẩm định.

- Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án đầu tư.

c) Đánh giá về cung sản phẩm

d) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm phương án đối với:

- Thị trường nội địa:

+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, có ưu điểm gì không.

+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không.

+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào. - Thị trường nước ngoài

+ Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không

+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.

+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.

+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào?

e) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

f) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án:

- Mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu?

- Khách hàng có thể kịp thời thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị trường không

- Mức độ biến động giá

g) Đánh giá, dự kiến khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tốđầu vào của dự án

h) Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật - Địa điểm xây dựng

- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án - Công nghệ, thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy mô, giải pháp xây dựng

- Môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC)

i) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủđầu tư dự án. - Xem xét năng lực, uy tín của nhà cung cấp

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án

j) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư dự án

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án k) Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giảđịnh ban đầu. Cụ thể:

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụđầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

- Các chếđộ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của dự án đối với ngân sách.

Các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở chỉ việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.

Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm:

- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ

- Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính: + Lợi nhuận sau thuếđể lại ( thông thường tính bằng 50% đến 70%)

+ Khấu hao cơ bản

+ Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án

Trong quá trình đánh giá hiều quả về mặt tài chính của dự án, có 2 nhóm chỉ tiêu chính cần phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:

- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án + NPV

+ IRR

+ ROE (đối với dự án có vốn tự có tham gia) - Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ

+ Nguồn trả nợ hàng năm + Thời gian hoàn trả vốn vay

+ DSCR ( chỉ sốđánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án) l) Phân tích rủi ro dự án

Phân tích các loại rủi ro có thể phát sinh của dự án trong quá trình hoạt động

- Rủi ro về cơ chế chính sách: các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan

- Rủi ro về tiến độ thực hiện: dự án thực hiện không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.

- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: giá cả thay đổi theo hướng bất lợi do nhu cầu thị trường, chất lượng, mẫu mã…

- Rủi ro về cung cấp ( nguyên vật liệu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rủi ro về môi trường, xã hội: có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường và dân cư

- Rủi ro về kinh tế vĩ mô: tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… - Các loại rủi ro khác: rủi ro thanh khoản,…

2.1.9.2. Bước 2: Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Các bước thực hiện:

- Phân tích để tìm dữ liệu - Lập bảng thông số

- Lập các bảng tính trung gian: + Bảng sản lượng và doanh thu + Bảng tính chi phí hoạt động + Bảng tính chi phí nguyên vật liệu + Bảng tính các chi phí quản lý bán hàng + Lịch khấu hao

+ Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn + Tính toán lãi vay vốn ngắn hạn + Bảng tính nhu cầu vốn lưu động

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án

- Lập bảng cân đối kế hoạch

+ Sơ lược về tình hình tài chính của dự án

+ Tính các tỷ số của dự án trong các năm kế hoạch.

Một phần của tài liệu Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.pdf (Trang 28 - 32)