PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.pdf (Trang 32)

2.2.1. Thu thập thông tin dữ liệu.

Thu thập số liệu trực tiếp từ dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

Số liệu của công ty TNHH Thanh Hùng về bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006.

2.2.2. Các phương pháp được sử dụng trong bài viết.

Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Thanh Hùng.

- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng dựa vào việc nhìn vào quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua.

- Xem xét hồ sơ tín dụng của dự án để thẩm định tính pháp lý của hồ sơ - Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên dự trù lãi (lỗ) của dự án - Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay thông qua đánh giá giá trị tài sản

- Đánh giá tính khả thi của dự án căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

*Lịch sử hình thành

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành với 2 lần đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụđầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các danh hiệu và phần thưởng cao quí: Huân chương Hữu Nghị do nhà nước CHDC Lào trao tặng, Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động hạng I và đặc biệt Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt vào ngày 25/04/2007 nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 50 năm thành lập, BIDV vinh dựđón nhận Huân chương Hồ Chí Minh đó là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tích trong suốt 50 năm hoạt động và phát triển của BIDV.

- Thời kỳ từ 1957- 1980:

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Thời kỳ 1981- 1989:

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

- Thời kỳ 1990 - nay:

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụđầu tư phát triển

+ Từ 1/1/1995

Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

+ Thời kỳ 1996 - nay:

Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV sau năm 2005.

Khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳđổi mới”.

3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG - ĐƠN VỊ CHO VAY VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG - ĐƠN VỊ CHO VAY

Tên giao dịch: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.

Địa chỉ: 50 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thị xã Vĩnh long, Tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: (070) 823452 – 820543

Fax: 070.824928

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long là một chi nhánh trong hệ thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số: 20/NH/QĐ ngày 29/3/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “thành lập Phòng Đầu tư và Phát triển Cửu Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhận thực hiện chức năng tiếp nhận và quản lý vốn từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn trung và dài hạn phục vụ

cho các công trình và các đơn vị có nhu cầu về vốn. Cơ chế thị trường phát huy tác động, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng dưới sự phát triển của đất nước, việc mở rộng kinh doanh và huy động vốn là điều tất yếu.

Ngày 29/01/1992 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định 23/NH/QĐ về việc “Nâng phòng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” mở ra hướng đi theo phương châm: “Đi vay để cho vay”. Từ giai đoạn này, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long ngoài nguồn vốn ban đầu của Ngân hàng Nhà nước chuyển sang còn phải huy động vốn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển.

Từ khi thành lập cho đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long đã hòa nhập vào công cuộc sản xuất kinh doanh ở địa phương, thực hiện theo chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện quyết định số 239/NH/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc: “Thay đổi chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long đã chuyển sang hoạt động theo mô hình như một Ngân hàng Thương mại quốc doanh.

Hòa chung với cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

* Cơ cấu tổ chức 3.2.1.Cơ cấu

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Vĩnh Long gồm có:

- Ban giám đốc: Giám đốc, 2 phó giám đốc. - Các phòng ban: + Phòng tài chính – kế toán + Phòng kiểm soát nội bộ + Phòng tổ chức hành chính + Phòng tín dụng + Phòng thẩm định và quản lý tín dụng. + Phòng nguồn vốn kinh doanh

+ Phòng dịch vụ khách hàng + Phòng giao dịch Bình Minh

+ Phòng giao dịch Thị xã Vĩnh Long + Phòng giao dịch Hòa Phú

+ Tổđiện toán

Sơđồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Vĩnh Long

3.2.2. Chức năng nhiệm vụ

* Ban Giám Đốc:

- Giám Đốc:

+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

+ Có quyền quyết định chính thức một khoản vay. Giám Đốc Phó Giám Đốc Khối Tín Dụng Phó Giám Đốc Khối Dịch vụ khách hàng Khối Đơn vị trực thuộc P.Tín dung Doanh nghiệp P.Tín dụng Cá nhân P.Thẩm định Quản lý tín dụng P.Kế hoạch Nguồn vốn P.Dịch vụ khách hàng Tổ Tiền tệ kho quỹ P.Giao dịch thị xã VL P.Giao dịch Bình Minh

Khối Quản lý nội bộ

P.Tổ chức Hành chính P.Tài chính Kế toán P.Kiểm tra nội bộ Tổ Điện toán P. GD HP

+ Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm toán trưởng.

- Phó giám đốc:

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng.

* Khối tín dụng: - Phòng tín dụng:

+ Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng:

Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.

Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các phòng, ban liên quan để thực hiện chức năng.

Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan.

Quản lý hậu giải ngân, giám sát liên tục khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định.

Lập báo cáo về tín dụng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công. + Bộ phận tác nghiệp:

Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay.

Nắm được các dữ liệu về khoản mục cho vay và hạn mức. Thiết lập thông tin khách hàng.

Xem xét định kỳ và áp dụng các quy định hướng dẫn nội bộ về quản trị tác nghiệp các khoản cho vay.

Thực hiện lưu giữ hồ sơ tín dụng.

- Phòng thẩm định- quản lý tín dụng:

Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng, tham gia ý kiến về cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng.

Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.

Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

Theo dõi hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp và báo cáo, tham mưu xử lý nợ.

* Khối dịch vụ khách hàng: - Phòng dịch vụ khách hàng:

Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gởi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gởi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng.

Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM,… cho khách hàng.

Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụđối với khách hàng.

- Tổ tiền tệ kho quỹ:

Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ, quản lý quỹ nghiệp vụ chi nhánh; thu – chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; quản lý chứng từ có giá, hồ sơ giấy thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập để đảm bảo thanh toán khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.

* Khối đơn vị trực thuộc:

- Phòng giao dịch thị xã Vĩnh Long - Phòng giao dịch Bình Minh - Phòng giao dịch Hòa Phú

Với phương chăm không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, cũng như quy mô, chất lượng phục vụ sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, thiết lập nền tảng cho chi nhánh phát triển bền vững. Đưa sản phẩm và dịch vụ

của Ngân hàng đến tận khách hàng. Tiếp nhận điểm, nhu cầu phát triển của từng khu vực địa bàn, để điều chỉnh bổ sung cơ chế hoạt động chung cho chi nhánh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó phòng giao dịch Bình Minh và thị xã Vĩnh Long thực hiện tất cả những chức năng và nhiệm vụ về khách hàng mà chi nhánh được phép thực hiện.

.* Khối quản lý nội bộ:

- Phòng tổ chức – hành chánh

Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chếđộ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động.

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh.

Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chi nhánh.

Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên.

Thực hiện công tác hành chánh.

- Phòng tài chính- kế toán:

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc.

Hậu kiểm các chững từ thanh toán của các phòng tại chinh nhánh. Lập phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh.

Tham mưu cho giám đốc về chếđộ tài chính, kế toán Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ.

- Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ

+ Kiểm tra thực hiện các quy chế, chếđộ tại chi nhánh.

+ Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy định hoạt động kiểm tra - kiểm toán nội bộ.

+ Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh; giúp chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao.

- Phòng kế hoạch- nguồn vốn:

Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketting, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn…

Lập theo dõi kiểm tra thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm, hàng năm) xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

+ Nguồn vốn kinh doanh:

Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh. Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo, đề xuất, phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn.

Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp

- Tổđiện toán:

Quản lý mạng, kiểm soát theo quy định của giám đốc, quản lý hệ thống máy móc, thiết bị tin học tại chi nhánh.

Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành chi nhánh.

* Khối các hội đồng tư vấn:

Các hội đồng tư vấn được thành lập nhằm giúp việc cho giám đốc trong điều hành hoạt động. Tùy theo điều kiện thực tế từng chi nhánh mà việc thành lập các hội đồng tư vấn khác nhau..

3.3. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THANH HÙNG - ĐƠN VỊĐI VAY.

Một phần của tài liệu Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.pdf (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)