THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY

Một phần của tài liệu Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.pdf (Trang 45)

XUẤT KHẨU HUỲNH MAI.

4.2.1. Thẩm định tính pháp lý của hồ sơ 4.2.1.1. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Thanh Hùng có hai thành viên trở lên số 5102000031.

2. Điều lệ Công ty.

3. Biên bản bầu thành viên Hội đồng Thành viên. 4. Biên bản về chứng nhận vốn góp của các Thành viên.

5. Biên bản họp hội đồng thành viên V/v ủy quyền giao dịch Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long.

4.2.1.2. Hồ sơ pháp lý của dự án:

* Hồ sơđã cung cấp :

1. Căn cứ công văn số 204/KCN-VP ngày 25/10/2004 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Tháp về việc chấp thuận cho đầu tư vào Khu công nghiệp Sa Đéc.

2. Dự án đầu tư Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

3. Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về việc quy dịnh chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Căn cứ Quyết định số 87/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành ngày 13/10/2004, về việc ban hành chếđộ ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

5. Hợp đồng thuê lại đất số 156/HĐ-XNHT ngày 19/11/2004 được ký kết giữa Xí nghiệp hạ tầng Khu công nghiệp và Công ty TNHH Thanh Hùng.

6. Hợp đồng thiết kế, dự toán.

7. Quyết định của UBND Tỉnh Đồng Tháp “V/v phê duyết chấp thuận thiết kế kỹ thuật Xí nghiệp chế biến thủy sản Xuất khẩu Huỳnh Mai”.

8. Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật Xí nghiệp chế biến thủy sản Xuất khẩu Huỳnh Mai của các cơ quan chức năng.

9. Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, PCCC của các ngành chức năng.

10. Thiết kế, dự toán Nhà máy.

11. Hợp đồng thi công xây dựng nhà máy.

12. Bảng báo giá thiết bị, Hợp đồng cung cấp thiết bị.

4.2.2. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án đầu tư 4.2.2.1. Mục tiêu của dự án đầu tư:

- Đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai với quy trình công nghệ tiên tiến với máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, để sản xuất mặt hàng cá tra, cá basa đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng thu kim ngạch xuất khẩu cho địa phương. Dây chuyền máy móc thiết bị đặt mua ở Úc, Nhật.

- Dự án Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai đáp ưng yêu cầu về hàng hóa của thị trường Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc … về giá cả và vệ sinh an

toàn thực phẩm, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản (cá nuôi ao – hồ, lồng, bè, đăng quầng,…) tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân trong khu vực và góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

- Đểđáp ứng nhu cầu tăng sản lượng nhập khẩu cá tra, basa của các đối tác kinh tế trong thời gian tới, Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dụng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

4.2.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư:

- Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thủy sản cá tra, cá basa xuất khẩu có hơn 60 Doanh nghiệp, trong đó có 40 Doanh nghiệp không chuyên nghiệp và 20 Doanh nghiệp chuyên nghiệp. Công ty có công suất lớn nhất hiện nay là NAVICO mỗi ngày sản xuất 300 tấn cá nguyên liệu, kế đến là Công ty CAFATEX công suất 180 tấn/ngày và AGIFSH có công suất 120 tấn/ngày.

- Tình hình trong tỉnh Đồng Tháp hiện có 4 nhà máy: + Công ty TNHH Vĩnh Hoàng có công suất 80 tấn/ngày. + Xí nghiệp DOCIFISH có công suất 80 tấn/ngày. + Công ty TNHH QVD có công suất 100 tấn/ngày.

+ Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng có công suất 30 tấn/ ngày.

- Tình hình tỉnh An Giang: trong tỉnh có 8 Xí nghiệp, với tổng công suất chế biến đạt 600 tấn/ngày.

Như vậy tổng công suất chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp chỉ bằng 1/3 công suất chế biến của các Doanh nghiệp thuộc tỉnh An Giang, trong khi sản lượng cá nguyên liệu thuộc tỉnh Đồng Tháp hiện nay không kém gì tỉnh An Giang, đồng thời tiềm năng phát triển ngành nuôi cá tra, cá basa của tỉnh rất mạnh.

Tóm lại, nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa của tỉnh vẫn còn thừa so với số lượng sản xuất của các Xí nghiệp sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu trong toàn tỉnh, người dân nuôi trồng thủy sản phải bán sang các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ, … Trong khi nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng, do vậy Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

4.2.2.3. Quy mô đầu tư:

a) Quy mô dự án:

- Quy mô Nhà máy có khả năng tiếp nhận nguyên liệu chế biến cấp đông đạt với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương 31.000 tấn cá nguyên liệu/năm.

- Dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt công nghệ mới 100%: + Xây dựng nhà xưởng sản xuất và nền móng máy móc thiết bị. + Xây dựng nhà công vụ.

+ Đường nội bộ.

+ Hệ thống xử lý nước thảy. + Công trình cây xanh.

+ Chọn máy móc thiết bị có công suất phải đạt theo yêu cầu dự án, mặt khác cũng chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính vì thế, các hệ thống thiết bị phụ trợ về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị khử trùng, hút chân không,…nói chung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, vì thế Doanh nghiệp chọn công nghệ từ các nước Mỹ, Nhật, Chân Âu.

b) Công suất dự án: 10.000 tấn thành phẩm /năm

4.2.2.4. Quy mô vốn đầu tư:

Quy mô vốn đầu tư của dự án thể hiện cụ thể qua tổng vốn đầu tư của dự án.

Bảng 4.2: TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN

STT Diễn giải Khối

lượng

Đơn giá Thành tiền (Triệu đồng)

I Máy móc thiết bị 30.370

1 Hệ thống băng chuyền đông rờ siêu tốc 2 200.000 USD 6.440

2 Tủ đông tiếp xúc 2 60.000 USD 1.932

3 Máy đá vẩy 1 60.000 USD 966

4 Máy dò kim loại 1 16.000 USD 257,6

5 Máy đóng bao chân không 1 11.000 USD 177,1

6 Hệ thống làm lạnh 1 80.000 USD 1.288

7 Kho tiền đông 1 70.000 USD 1.127

8 Kho lạnh 1.000 tấn 1 440.000 USD 7.084

10 Máy phát điện dự phòng 1 150.000 USD 2.415 11 Công cụ, dụng cụ chuyên dùng phục vụ

SX của ngành CBTSXK

1 160.000 USD 2.576

12 Hệ thống thông gió, điều hòa nhà máy 1 13.000 USD 209,3 13 Phòng thí nghiệm vi sinh 1 8.915 USD 143,5 14 Dụng cụ SX, thiết bị đo lường, thiết bị

VP

1 3.000 3.000

II Công trình xây dựng 20.500

1 Nhà xưởng CB và khu nền kho lạnh 5.897 m2 10.020 10.020 2 Nhà ăn, nhà nghỉ giữa ca, kho vật tư… 2.250 m2 3.600 3.600 3 Văn phòng làm viêc, kho bao bì 1.440 m2 2.880 2.880 4 Hệ thống xử lý nước thải 500 m2 4.000 4.000

III Chi phí khác 7.880,5

1 Dự phòng phí (10%CPXD) 2.050

2 Lãi vay trong quá trình thi công 5.830,5

Tổng cộng 58.750,5

Nguồn: Phòng tín dụng 1

4.2.3. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án đầu tư:

4.2.3.1. Nhu cầu về thị trường thế giới về mặt hàng cá tra, cá basa

- Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm từ cá tra, cá basa ngày càng lớn và gia tăng mạnh trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây cá tra, cá basa là đối tượng cá nước ngọt chính được nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Châu Á ( Trung Quốc, Singapo, Malaixia). Vì thực phẩm chế biến từ cá có tính an toàn cao cho sức khỏe con người như: không làm tăng lượng Cholesterol trong máu, chống lão hóa, tránh các bệnh truyền nhiễm như H5N1 từ gia súc, gia cầm… Do đó, hiện nay xu hướng chuyển đổi khẩu phần ăn truyền thống từ thịt sang cá đang phát triển mạnh mẽ tại các nước: Mỹ, EU, Trung Quốc, Úc, Nhật, thực tế trong những năm gần đây mặt hàng cá Tra, cá Basa fillet được tiêu thụ rất mạnh.

Bảng 4.3: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA CÁ TRA

Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn được Calo Calo từ chất béo Tổng lượng chất béo Chất béo bão hòa

Cholesterol Natri Protien

124,52 Cal 30,84 3,42g 1,64g 25,2mg 70,6mg 23,42g

Nguồn: Trung tâm - Bộ thủy sản

Bảng 4.4: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TỪ CÁ BASA

Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm ăn được Calo Calo từ chất béo Tổng lượng chất béo Chất béo bão hòa

Cholesterol Natri Protien 170 Cal 60 7g 2g 22mg 70,6mg 28g

Nguồn: Trung tâm - Bộ thủy sản

- Theo báo cáo của Tổ chức lương thực và thực phẩm thế giới (FAO) tổng sản lượng khai thác thủy hải sản trên toàn thế giới ngày một giảm dần, lượng cá thiên nhiên ưu đãi cho nhân loại ngày càng giảm, do các nguyên nhân như: môi trường, việc khai thác đánh bắt bừa bãi…, vì thế nhu cầu thực phẩm chế biến từ cá Tra, cá Basa phục vụ cho đời sống của từng quốc gia ngày càng tăng.

4.2.3.2. Nhu cầu của thị trường về sản phẩm.

Bộ thủy sản cho biết, năm 2006, sản phẩm cá tra, cá basa năm 2006 đạt mức tăng trưởng nhanh nhất. Sản lượng cá tra, cá basa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt hơn 500 nghìn tấn, xuất khẩu sang 65 nước và vùng lãnh thổ (năm 2002 chỉ xuất khẩu tới 17 nước). Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm đã đạt trên 660 USD (trong đó thị trường EU chiếm 47%, Nga hơn 11%, Mỹ gần 10%, ASEAN khoản 9%, Trung Quốc hơn 5%). Đáng nổi bật là giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tăng mạnh ở hầu hết các thị trường. Cá tra, cá basa tiêu thụ mạnh ở Nga, EU và Đông Âu. Nga nhập gần 54,9 triệu USD cá tra, basa Việt Nam, bằng 2,751% so với năm 2005, Balan đạt 45 triệu USD, bằng 858% so với năm 2005. điều này chứng tỏ thị trường cá tra, cá basa tại Nga, Đông Âu và EU rất có triển vọng.

Trước nhu cầu thế giới về mặt hàng cá tra, cá basa thì Công ty TNHH Thanh Hùng đã có tầm nhìn vĩ mô, xét về nguồn nguyên liệu thì trong khu vực đang thừa so với số lượng nhà máy. Vì vậy mà Công ty tăng thêm công suất để khai thác thị trường thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh công bằng như hiện nay thì Công ty phải có tầm nhìn chiến lược, có khả năng đón trước nhu cầu của thế giới thì mới có thể phát triển và tồn tại lâu dài. Trước đây nhà máy cũ với công suất 4.000 tấn/năm đã không đáp ứng đủ nhu cầu của các đơn đặt hàng của các khách hàng. Và các khách hàng này phải đặt hàng thêm của các nhà máy khác. Như vậy nếu nhà máy tăng thêm công suất thì sản phẩm của nhà máy vẫn có khả năng tiêu thụ cao.

4.2.4. Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào củadự án.

- Nhu cầu về nguyên liệu: Trước tình hình thị trường thế giới về thực phẩm cá tra, cá basa như đã nêu trên, ngành thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng luôn tận dụng lợi thế của nguồn nước thiên nhiên từ hai con sông: sông Tiền và sông Hậu, nông dân không ngừng phát triển ngành nuôi cá dưới hình thức lồng, bè, đăng quầng, ao hồ… hình thành vùng nguyên liệu tập trung, có năng suất và chất lượng đáp ứng cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

- Nhu cầu vềđiện: Bình quân sản xuất 01 kg thành phẩm thì tiêu hao 2,8Kw điện (kể cả điện sử dụng khác trong toàn xí nghiệp). Điện lực Đồng Tháp có mạng lưới điện riêng cho Khu công nghiệp, do vậy điện áp ổn định, đảm bảo về mặt công suất điện năng cho toàn Khu công nghiệp. Do đó, dự án nằm trong Khu công nghiệp nguồn điện luôn đảm bảo cho Doanh nghiệp sản xuất ổn định, dù thế thì trong dự án vẫn trang bị máy phát điện dự phòng với công suất 1.200 KVA, để đảm bảo cho nhu cầu điện phục vụ sản xuất.

- Nhu cầu về nước: Ngành chế biến thủy sản sử dụng rất nhiều nước trong sản xuất, với công suất 2.000 tấn thành phẩm thì lượng nước tiêu hao bình quân là 20m3/ tấn thành phẩm ( bao gồm nước sử dụng ở khâu chế biến, nước làm vệ sinh, nước làm mát máy…). Để đáp ứng nhu cầu lượng nước này, trong Khu công nghiệp có hệ thống cấp nước của Xí nghiệp đó là nước của thị xã Sa Đéc, ngoài ra Công ty TNHH Thanh Hùng đã đầu tư khai thác nước ngầm và đang sử

dụng. Nước ngầm Công ty TNHH Thanh Hùng đang sử dụng đạt tiêu chuẩn vì qua kiểm nghiệm không có hóa chất gây hại. Do vậy, nhu cầu về nước trong thời điểm này là thừa sức phục vụ cho nhu cầu của dự án.

- Nhu cầu về lao động: nguồn nhân lực địa phương nói riêng và trong khu vực nói chung còn rất lớn (các trung tâm xúc tiến việc làm thị xã Sa Đéc, thị xã Cao Lãnh, trường dạy nghề của tỉnh,….)

4.2.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 4.2.5.1. Địa điểm xây dựng

Xí nghiệp tọa lạc tại khu C, khu Công nghiệp Sa Đéc thuộc xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, trong phạm vi có Cảng Sa Đéc, cách trung tâm thị xã Sa Đéc khoảng 4 km và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 160 km.

Diện tích đất thuê: 14.418 m2. Có vị trí như sau: Phía Bắc giáp đường Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng, Phía Nam giáp đất khu công nghiệp, Phía Đông giáp đường số 5 hướng ra Sông Tiền, Phía Tây giáp đường số 3.

Địa điểm thuận lợi về mặt giao thông cho việc cung cấp nguyên liệu, vận chuyển thành phẩm, thuận lợi về mặt cơ sở hạ tầng như: điện, nước,…

4.2.5.2. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công suất thiết kế của dự án là 10.000 tấn thành phẩm/năm.

- Qua thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường các nước Mỹ, Nhật, Eu, Trung Quốc, Úc… Công ty TNHH Thanh Hùng đã nghiên cứu các dạng sản phẩm, mẫu mã bao bì đóng gói đáp ứng được nhu cầu của từng khách hàng. Các dạng sản phẩm từ cá Tra, cá Basa dự kiến sản xuất của Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

+ Cá fillet cấp đông IQF đóng túi nhỏ.

+ Cá fillet cấp đông interleaves đóng túi nhỏ.

+ Cá fillet cấp đông interleaves bán ở dạng tapping block. + Cá fillet cấp đông block.

- Xu thế chung của thị trường các nước là đòi hỏi sản phẩm phải đạt vệ sinh cao, thời gian cấp đông nhanh (kể cả sản phẩm đông lạnh IQF, đông block). Do vậy, khi chọn máy móc thiết bị có công suất phải đạt theo yêu cầu dự án, mặt khác cũng chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính vì thế,

các hệ thống thiết bị phụ trợ về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị khử trùng, hút chân không,… nói chung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, vì thế Doanh nghiệp chọn công nghệ từ các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu…

4.2.5.3. Công nghệ, thiết bị

Lựa chọn máy móc thiết bị có công suất phải đạt theo yêu cầu dự án, mặt khác cũng chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính vì thế, các hệ thống thiết bị phụ trợ về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị khử trùng, hút chân không,… nói chung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, vì thế Doanh nghiệp chọn công nghệ từ các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu.

Toàn bộ máy móc thiết bị là mới 100% một phần được nhập khẩu trực tiếp

Một phần của tài liệu Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.pdf (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)